Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?

Đó là hành động "búng" vào kim tiêm. Nhưng tại sao họ phải làm như vậy?

Khác biệt với phần lớn các chuyên ngành khác, sinh viên y khoa đều có thời gian học tối thiểu là 6 năm. Điều này không có gì là lạ, bởi khi làm việc trên cơ thể con người thì mọi thứ đều phải được thực hiện thật chính xác - ngay cả từ những điều nhỏ nhất.

Hành động búng nhẹ vào bơm kim tiêm là một ví dụ.

Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?
Trước khi tiêm, y tá nào cũng làm hành động này. (Ảnh minh họa).

Thao tác này hẳn phải có một ý nghĩa nào đó nên tất cả mọi chuyên viên ngành y - từ y tá đến bác sĩ, ai ai cũng phải tuân theo. Nhưng đó là gì cơ chứ? Có phải họ làm thế để... làm màu không?

Ồ không! Trong y học, những việc làm rất nhỏ cũng có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ở đây, họ làm như vậy cốt là để đẩy hết toàn bộ không khí ra khỏi bơm kim tiêm.

Thường thì các y tá sẽ hướng đầu kim lên trên, búng nhẹ vào thân ống giúp cho các bong bóng khí nhỏ tập trung lên phần đầu của bơm tiêm. Sau đó họ sẽ ấn vào cần đẩy để đưa hết chỗ bọt khí này ra ngoài.

Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?
Một chiếc kim tiêm chỉ sẵn sàng làm nhiệm vụ khi không còn một chút khí nào bên trong.

Một chiếc kim tiêm chỉ sẵn sàng làm nhiệm vụ khi không còn một chút khí nào bên trong - đó là luật lệ bất di bất dịch mà ai làm nghề y cũng phải nhớ.

Quy tắc được đúc rút từ những bi kịch

Hành động chúng ta tưởng là đơn giản này hóa ra lại là kinh nghiệm được rút ra từ nhiều ca mà bệnh nhân đã "sống dở chết dở": từ khó thở, tụt huyết áp, đau ngực, đau cơ, đau khớp,… cho đến suy tim, suy hô hấp, mất ý thức, đột quỵ... Những triệu chứng đáng sợ này đều là hậu quả của việc để khí lọt vào cơ thể, gây ra hiện tượng nghẽn mạch.

Các bong bóng tưởng như rất vô hại, khi lọt vào mạch máu lại có thể làm cho hệ tuần hoàn phải khốn đốn. Chúng sẽ cứ lì ra đó và cản trở sự lưu thông của máu, kéo theo các hiểm họa khôn lường.

Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?
Bong bóng khí trong mạch máu.

Khi phát hiện nghẽn mạch dựa trên các triệu trứng hoặc bằng các phương pháp như dùng sóng siêu âm, chụp cắt lớp CT, các bác sĩ sẽ lựa chọn hướng khắc phục sự cố cho từng trường hợp.

Các bác sĩ có thể chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân ngồi ở tư thế, sao cho bóng khí không đi vào những nơi quan trọng như tim, phổi, não. Có thể kích cho tim đập nhanh, cho thở oxy để bù lại sự trì trệ của hệ tuần hoàn khi đó.

Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?
Phá vỡ một nguyên tắc rất nhỏ - và bạn có thể kết liễu một mạng người.

Hai cách làm này giúp trì hoãn các hậu quả xấu, chờ cho đến khi thành mạch hấp thụ hết bóng khí là người bệnh sẽ an toàn. Một vài trường hợp khẩn cấp sẽ phải dùng tới can thiệp bằng phẫu thuật.

Nghẽn mạch với người trưởng thành khỏe mạnh thì chưa chắc đã nguy hiểm. Nhưng nếu là một người bệnh vốn đã suy tim, việc để bóng khí lọt vào mạch máu gần như chắc chắn là một bản án tử.

Phá vỡ một nguyên tắc rất nhỏ - và bạn có thể kết liễu một mạng người. Điều này không chỉ người làm nghề y cần ghi nhớ mà ngay cả chúng ta cũng phải khắc cốt ghi tâm. Bởi hiện tượng nguy hiểm này còn có thể xảy ra trong khi truyền dịch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Đây là lý do vì sao cảm giác đau bụng khi chị em

Đây là lý do vì sao cảm giác đau bụng khi chị em "đến tháng" lại kinh khủng đến thế

Mỗi khi "đến tháng", các chị em thường phải chịu những cơn đau rất kinh khủng. Nguồn gốc của chúng là từ đâu?

Đăng ngày: 14/08/2018
Tập thể dục quá nhiều có gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần?

Tập thể dục quá nhiều có gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần?

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn về mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần và tập thể dục.

Đăng ngày: 14/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News