10 nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong khi ngủ

Ngộ độc khí CO hoặc nhồi máu cơ tim có thể khiến con người ra đi ngay trong giấc ngủ. 

Chế độ ăn uống, tập luyện và ngủ nghỉ hợp lý là chìa khóa của sức khỏe. Tuy nhiên, giấc ngủ cũng có thể đe dọa tính mạng con người. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến con người tử vong ngay trong giấc ngủ, theo Listverse.

Chứng ngừng tim đột ngột

Hiện tượng này xảy ra khi nút xoang nhĩ, bộ phận tạo nhịp tim của cơ thể, bị tổn thương. Nói cách khác, hệ thống điện tim gặp vấn đề. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tử vong ngay sau vài phút do lượng máu tới não giảm nhanh chóng. Điều đáng lưu ý là khoảng 50% nạn nhân không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trước đó.

Ngộ độc khí CO

Carbon monoxide (CO) là loại khí không màu, không mùi, thường tồn tại trong khí thải xe cộ, bếp, lò nướng, lò sưởi... Nó không thể bị phát hiện nếu không có thiết bị chuyên dụng.

Nếu tích tụ đủ nhiều trong không gian nhỏ, CO sẽ khiến con người bị ngộ độc. Nạn nhân tỉnh táo thường xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, suy nhược, đau đầu, đau bụng. Nếu đang ngủ, họ rất dễ tử vong trước khi kịp nhận ra bất cứ điều gì bất thường.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn. Cục máu đông được hình thành có thể phá hủy cơ tim. Khi lượng mô bị tổn thương đáng kể, tim không bơm được máu tới toàn bộ cơ thể, dẫn tới suy tim và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Một người đang ngủ thường không thể yêu cầu can thiệp y tế nhanh chóng do đó khả năng tử vong cao hơn.

10 nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do trung ương làm giảm nồng độ oxy, thậm chí xuống dưới mức cần thiết để duy trì sự sống.

Ngưng thở khi ngủ do trung ương

Đây là một dạng rối loạn khiến người bệnh ở trong trạng thái thở gián đoạn lặp lại. Ngưng thở khi ngủ do trung ương có nguyên nhân từ thân não, khiến não bộ không gửi tín hiệu điện sinh học tới các cơ bắp kiểm soát hô hấp trong giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ do trung ương làm giảm nồng độ oxy, thậm chí xuống dưới mức cần thiết để duy trì sự sống. Lúc này, nếu não không đánh thức cơ thể, bệnh có khả năng gây chết người.

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân lần đầu tiên được đề cập trong một bản báo cáo y học năm 1917. Bản báo cáo ghi nhận nhiều ca tử vong không rõ nguyên nhân nhưng có điểm tương đồng là nạn nhân trẻ tuổi với sức khỏe tốt.

Ở Philippines, hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân còn được gọi là Bangungut. Người Hawaii thì gọi nó là Bệnh giấc mơ.

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á. Ngày nay khoa học vẫn đang tìm nguyên nhân đằng sau hội chứng kỳ lạ này. 

Phình động mạch não

Về cơ bản, thành mạch máu não giống như một quả bóng tuy mỏng manh nhưng chứa đầy máu. Theo thời gian, máu được bơm qua động mạch, quả bóng với áp lực ngày càng lớn sẽ phình to. Đến một ngưỡng nhất định, quả bóng hoặc mạch máu vỡ ra. Dù việc chảy máu chỉ diễn ra vài giây nhưng các tế bào xung quanh bị phá hủy, gián tiếp tăng áp lực trong hộp sọ. Khi đó, nếu áp lực tăng quá cao, bệnh nhân sẽ tử vong.

Enterovirus D68

Enterovirus D68 (EV-D68) được xác định lần đầu tiên vào năm 1962. Điều đáng sợ về loại virus này là các triệu chứng rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng hay thậm chí là không có bất cứ triệu chứng nào.

Các bác sĩ đánh giá EV-D68 có mức độ nguy hiểm tiềm tàng lớn hơn cả Ebola. Nó dẫn tới hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về hệ hô hấp, đặc trưng bởi tiếng thở khò khè; đôi khi đi kèm chứng nhược cơ và viêm tủy sống. EV-D68 có thể giết chết một người khi đang ngủ.

Chết đuối trên cạn

Ai cũng biết mình có thể bị chết đuối dưới nước, nhưng thuật ngữ “chết đuối trên cạn” còn khá mới. Một cách giải thích đơn giản là ngay cả khi ra khỏi vùng có nước, nạn nhân vẫn có khả năng chết đuối. Nước, dù chỉ với lượng vô cùng ít ỏi, có thể đi qua cổ họng và thâm nhập vào phổi dẫn tới một vài vấn đề. Thậm chí trong một số trường hợp, vấn đề hô hấp không xuất hiện sau vài giờ, thậm chí vài ngày, trong lúc khi nạn nhân đang ngủ. Nó rút dần khí oxy bên trong cơ thể cho tới khi người bệnh ngạt thở và tử vong.

Chứng nhồi máu cơ tim góa phụ (Widowmaker heart attack)

Đúng như tên gọi của nó, nhồi máu cơ tim góa phụ nằm trong nhóm bệnh tim nguy hiểm nhất và có khả năng gây chết người rất cao. Căn bệnh làm nghẽn mạch máu nghiêm trọng dẫn tới các tổn thương ở vùng cơ tim. Khi cơ tim bị tàn phá nặng nề và không thể bơm máu, bệnh nhân sẽ tử vong.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Đây là loại rối loạn ngừng thở phổ biến nhất, xảy ra do sự tắc nghẽn đường thở khi các cơ cổ họng không còn chắc chắn. Các cơ và mô của lưỡi, lưỡi gà, amidan và vòm miệng cũng góp phần gây nên chứng bệnh này.

Ở Mỹ, khoảng 22 triệu người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhưng đến 80% trường hợp không được chẩn đoán, khiến căn bệnh trở thành “kẻ giết người thầm lặng”. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nguy hiểm ở chỗ làm giảm đột ngột lượng oxy trong máu và dẫn đến ngưng tim đột ngột ở người có sẵn nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Em bé chỉnh sửa gene thứ ba có thể đã chào đời

Em bé chỉnh sửa gene thứ ba có thể đã chào đời

Trung Quốc xác nhận thí nghiệm chỉnh sửa gene của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã dẫn tới sự ra đời của ba em bé.

Đăng ngày: 04/01/2020
Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng

Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng

Ngoài rượu, bia thì những loại trái cây phổ biến dưới đây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở cao vượt mức so với bình thường.

Đăng ngày: 04/01/2020
Các loại đồ ăn, đồ uống chứa cồn

Các loại đồ ăn, đồ uống chứa cồn

Một số thực phẩm như giấm, nước quả lên men, siro dung dịch sát trùng miệng họng,... cũng chứa cồn với hàm lượng nhỏ.

Đăng ngày: 04/01/2020
Nồng độ cồn của tất cả các loại bia ở Việt Nam

Nồng độ cồn của tất cả các loại bia ở Việt Nam

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bia, từ bia nội đến bia ngoại nhập. Một trong những yếu tố quan trọng để chọn bia chính là nồng độ cồn của bia.

Đăng ngày: 03/01/2020
Nồng độ cồn của tất cả các loại rượu ở Việt Nam

Nồng độ cồn của tất cả các loại rượu ở Việt Nam

Dưới đây là nồng độ cồn của một số loại rượu thông dụng ở Việt Nam mà chúng tôi đã tổng hợp, xin chia sẻ đến các bạn độc giả.

Đăng ngày: 03/01/2020
Trung Quốc có cách hay dùng điện trường ngăn dịch tả lợn châu Phi

Trung Quốc có cách hay dùng điện trường ngăn dịch tả lợn châu Phi

Các nhà khoa học Trung Quốc dự định tiến hành một thí nghiệm độc đáo ở phía tây nam Trung Quốc để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đăng ngày: 03/01/2020
Uống rượu sau bao lâu mới được lái xe?

Uống rượu sau bao lâu mới được lái xe?

Một người đàn ông nặng 65kg, uống 200ml rượu trắng 42 độ cồn, uống xong lúc 10h đêm, thì đến 8h sáng hôm sau trong máu mới hết cồn.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News