120 hành tinh kỳ lạ và tiết lộ mới về “số phận” Trái đất
Hình ảnh của Trái đất 5 tỉ năm sau đã được thể hiện thông qua một số hành tinh đặc biệt vừa được phát hiện.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Viện Thiên văn học (IfA) của Đại học Hawaii (Mỹ) đã công bố một danh mục mới gồm 120 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) đã được xác nhận và 6 vật thể nghi ngờ là ngoại hành tinh.
Các ngoại hành tinh vừa được tìm thấy trong cuộc khảo sát mới - (Ảnh: TESS/KECK).
"Kho" thế giới mới khổng đồ này đã được tìm thấy thông qua "thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA, một tàu vũ trụ dạng vệ tinh đang bay trong quỹ đạo Trái đất, cũng như Đài quan sát WM Keck đặt tại Hawaii.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Supplement, cuộc khảo sát đã tiết lộ sự đa dạng bất ngờ của các dạng thế giới kỳ lạ trong vũ trụ.
120 hành tinh nói trên bao gồm một số hành tinh khổng lồ cỡ sao Mộc, sao Thổ hay sao Hải Vương.
Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là các "tiểu Hải Vương Tinh", một dạng hành tinh khí nhỏ không có trong Hệ Mặt trời.
Chúng cũng bao gồm một số hành tinh cực đoan nhất từng được biết đến, ví dụ hành tinh quay quanh ngôi sao TOI-1824 là tiểu Hải Vương Tinh dày đặc nhất từng được ghi nhận.
Tiểu Hải Vương Tinh quay quanh ngôi sao TOI-1824 - (Ảnh: SCITECH DAILY).
Thú vị hơn, có 16 hành tinh đá - tức loại hành tinh giống Trái đất, sao Kim, sao Hỏa, sao Thủy - được xác nhận.
Trong 16 thế giới này, lại có những thứ quay quanh các "sao khổng lồ đỏ". Và chúng chính là những hành tinh thể hiện hình ảnh tương lai của Trái đất.
Còn những hành tinh khí quay quanh các ngôi sao này với khoảng cách xa sẽ là tương lai của sao Mộc, sao Thổ và các hành tinh ở khu vực Hệ Mặt trời bên ngoài khác.
"Mặt trời cuối cùng sẽ mở rộng thành một ngôi sao khổng lồ sau khi nó đã hợp nhất toàn bộ hydro trong lõi của nó" - nhà thiên văn Ashley Chontos từ IfA giải thích.
Từ lâu các nhà khoa học đã dự đoán điều này sẽ diễn ra khoảng 5 tỉ năm tới và ngôi sao khổng lồ đỏ này có nguy cơ nuốt trọn một số hành tinh đá gần nó nhất, bao gồm Sao Thủy, Sao Kim và có khi cả Trái đất.
Với các hành tinh mới, quay quanh các sao khổng lồ đỏ ở các giai đoạn khác nhau, các nhà khoa học giờ đây có cơ hội quan sát trực tiếp cách mà các hệ sao này tiến hóa.
Các mảnh ghép này sẽ cùng hợp thành một lý thuyết hoàn chỉnh để vẽ nên bức tranh tương lai của các hành tinh trong Thái Dương hệ, nhất là Trái đất của chúng ta.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
