14 lí do để bạn uống nhiều nước

Trên 70% cân nặng của một người trưởng thành là nước. Cơ thể chúng ta không thể hoạt động nếu thiếu nước: chết khát nhanh hơn chết đói nhiều. Nước quan trọng hơn lương thực. Đó là những lí do chính khiến chúng ta uống nhiều nước. 

14 lí do để bạn uống nhiều nước

Một người nặng 68 kg có đến 40 lít nước trong người. 23-26% nước nằm trong các tế bào, 7,5% trong khoảng không gian giữa các tế bào và 4 lít nước trong máu.Thể tích nước này là không đổi. Lương thực do ăn không đủ độ ẩm vì theo tính toán trung bình mỗi ngày chúng ta phải bổ sung 2 lít nước để bù vào lượng nước mất đi do bị thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi (ngay cả dưới 0 độ, chúng ta vẫn ra mồ hôi), phân và hơi thở.

Nước chẳng bao giờ đủ: bạn sẽ phải tạo cho cơ thể khả năng loại trừ nước bằng cách uống khoảng 7,5 lít nước trong 24 giờ.

Có 14 lý do vì sao bạn phải uống đủ nước hàng ngày:

1. Sự thiếu nước ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ thể: Đặc biệt quá trình tiêu hoá, bài tiết. Thân nhiệt sẽ không duy trì được thường xuyên nếu nước trong cơ thể ở dưới mức bình thường. Cân bằng nước liên quan đến mức điện ly của các dịch thể (tỷ lệ các muối khoáng trong máu chẳng hạn). Hàm lượng natri trong máu “nói” cho ta biết mức độ nước trong cơ thể thiếu hay đủ. Khi có quá nhiều natri trong máu, cơ thể sẽ giữ lại nước để pha loãng lượng natri dư thừa khiến lượng nước tiểu thải ra để loại bỏ chất cơ thể không cần thiết nữa sẽ ít đi.

2. Khát: Là cảm giác xuất hiện trên nhân của não bộ và dễ dàng bị “che giấu”, bởi vậy cơ thể dù thiếu nước cũng không làm ta thấy khát ngay. Có khi thiếu nước mà vẫn không khát. Khi bạn khát, có nghĩa là đã thiếu nước trầm trọng.

3. Ăn kiêng: Ăn kiêng là ăn ít nên cũng đưa ít nước vào cơ thể. Bạn phải bù lượng nước ấy bằng cách uống thêm một lượng nước tương đương.

4. Thân nhiệt: Mùa hè nóng nực, cơ thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi. Cho nên vào mùa hè phải uống nhiều nước hơn. Khi tập thể thao hoặc lao động nặng, thân nhiệt cũng tăng, mồ hôi ra nhiều cũng phải uống nhiều nước hơn.

5. Thận: Thường xuyên uống thiếu nước sẽ gây sỏi thận và có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Càng uống nhiều nước thận càng hoạt động tốt.

6. Da: Thiếu nước làm da bị lão hoá. Đủ nước, da mịn màng, không bị nhăn nheo. Nước làm da bóng bảy và góp phần loại chất độc ra khỏi cơ thể (qua da).

7. Các chất độc: Nước xúc tiến các phản ứng chuyển hoá. Các món ăn kiêng thường giàu protid càng cần phải uống nhiều nước, vì các hợp chất chuyển hoá của đạm có thể là chất độc đối với cơ thể và dễ bị các vi sinh vật loại trừ trong điều kiện có nhiều nước (vì thận và các tuyến mồ hôi hoạt động tích cực hơn)

8. Sự tăng bài niệu (Diuresis): Nước uống đẩy nhanh việc loại trừ các chất lỏng và các thuốc uống vào ra khỏi cơ thể.

9. Với người già: Người cao tuổi cảm giác khát kém nhạy cảm, đặc biệt khi họ bị lãng trí và có thói quen hay đi giải. Thận của họ mất nhiều nước hơn nên khi chăm sóc người già cần quan tâm đến điều này và duy trì cứ 2 tiếng cho họ uống nước một lần.

10. Giảm cân: Nước không chứa calo. Hãy uống nước trước khi ăn, điều đó làm giảm cảm giác dạ dày mình đang trống rỗng, tức cảm giác đói. Đừng uống nước sau khi ăn. Nó sẽ pha loãng những thức ăn đã tiêu hoá trong dạ dày, khiến các chất bổ thấm qua niêm mạc ruột nhanh hơn và cảm giác đói sẽ quay trở lại sớm hơn. Sẽ ăn nhiều hơn và...béo.

11. Khi nôn mửa: Chắc bạn không nhận thấy nôn mửa làm mất một lượng lớn nước và các chất điện ly. Bị tiêu chảy và sốt cao (ra mồ hôi nhiều) cũng mất đi một lượng lớn natri và kali,rất quan trọng trong sự cân bằng chất điện ly. Khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể mất đi đến 4 lít nước nên nhất thiết phải bổ sung lượng muối mất đi. Cấn uống dung dịch đẳng trương hoặc dung dịch kiềm.

12. Người bị tiểu đường: Triệu chứng duy nhất của người bị tiểu đường là đói giả tạo và đi giải nhiều. Bệnh có thể phát ra từ từ hoặc đột biến ở bất cứ tuổi nào và kết quả là thiếu homon kháng bài niệu (antidiuretic hormone), ngăn cản sản xuất nước tiểu quá nhiều. Một người có thểuống một lượng rất lớn (từ 4 đến 30 lít) nước để bù vào lượng nướcgiải mất đi.

13. Cà phê và trà: Cà phê và trà là những chất lợi tiểu nhẹ,thúc đẩy sự tiết nước tiểu,nhưng đồng thời, lấy đi mất canxi và các chất điện ly(cùng với nước tiểu). Cà phê còn làm tăng sự mất nước qua phân vì nó tác động như một chất nhuận tràng.

14. Bia rượu: Bạn muốn giải khát (bổ sung nước bằng bia). Không được đâu. Làm như vậy chỉ mất nước nhiều hơn mà thôi. Bia không chỉ là chất lợi tiểu. Sau khi uống 1 cốc bia, phải uống bù ba cốc nước mới đủ nước cho cơ thể vì tác động làm lợi tiểu còn lại của bia. Rượu còn tệ hại nhiều hơn nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News