2 loại virus cúm gây tử vong ở người gần như đã tuyệt chủng
Theo các báo cáo thu thập được, có rất ít trường hợp bị cúm xảy ra trong đại dịch Covid-19. Điều này khiến cho các nhà khoa học đặt ra câu hỏi "liệu một số virus cúm đã tuyệt chủng chăng?"
Trong khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng thì các ca mắc bệnh cúm lại đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Các chuyên gia cho rằng việc đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác để chống lại virus corona đã vô tình mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh cúm.
Điều thú vị là đã có 2 loại virus cúm gần như không xuất hiện trên bất kỳ người nào trong suốt một năm qua. Nó đồng nghĩa rằng không có trường hợp mắc cúm nào được ghi nhận trên thế giới. Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn rằng các loại này đã tuyệt chủng hay chưa. Nhưng các quan chức địa phương sẽ có thêm sự cân nhắc trước khi đưa các chủng virus cúm vào danh sách tiêm phòng cúm theo mùa.
Để lý giải loại virus cúm nào đã tuyệt chủng, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về cách phân loại virus cúm. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa (CDC) cho biết: có 2 họ virus cúm gây ra bệnh cúm theo mùa là cúm A và cúm B. Hiện tại, cúm H1N1 và H3N2 là 2 loại cúm đã lưu hành trên người. Tuy nhiên, mỗi loại cúm sẽ có những đặc trưng khác nhau.
Cúm H1N1 và H3N2 là 2 loại cúm đã lưu hành trên người.
Virus cúm B không phân nhóm hoặc phân nhóm thành hai dòng được gọi là B/Yamagata và B/Victoria. Một nhánh con của H3N2 được gọi là 3c3.A. Chúng được báo cáo là đã không xuất hiện từ tháng 3 năm 2020, tương tự như dòng B/Yamagata cũng không còn thấy xuất hiện.
Theo Florian Krammer - nhà virus học tại Trường Y Icahn Mount Sinai, New York chia sẻ những suy nghĩ về chủng cúm B/Yamagata rằng: "Không ai nhìn thấy chúng không có nghĩa là chúng đã biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một sự báo trước của chúng".
Các virus cúm càng đa dạng thì càng nguy hiểm và càng tốn kém. Mỗi năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm trước vài tháng khi mùa cúm bắt đầu. Mức độ đa dạng của virus cúm thấp hơn nghĩa là nhóm virus lưu hành nhỏ hơn, dẫn tới khả năng tích hợp nhiều chủng khác nhau trong cùng 1 mũi tiêm hơn.
Các virus cúm càng đa dạng thì càng nguy hiểm và càng tốn kém.
Virus H3N2 là một nhóm đặc biệt đa dạng xuất hiện trước đại dịch Covid-19, các nhóm của chúng ngày càng đa dạng về mặt di truyền. Vì vậy, sự sụt giảm mức độ đa dạng đối với loại cúm này sẽ là một "điều tuyệt vời".
Webby đưa ra cảnh báo về những loại virus có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi chúng ta không ghi nhận được sự xuất hiện của chúng. Nhưng sự sụt giảm đáng kể các ca mắc cúm trong năm nay có thể sẽ mang lại một số thay đổi cho bệnh cúm.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
