2 tòa nhà bị chôn vùi vì lở đất ở Trung Quốc, làm 59 người mất tích
Nhiều công trình sụp đổ và bị chôn vùi, 59 người mất tích sau trận lở đất tại một khu công nghiệp ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 20/12.
Cảnh sát nhận thông tin về vụ lở đất tại khu công nghiệp Liuxi, phía tây bắc thành phố Thâm Quyến lúc 11h40 ngày 20/12, Tân Hoa xã đưa tin.
7 xe chữa cháy và 30 lính cứu hỏa đã được điều tới hiện trường và đang tìm kiếm các nạn nhân bị mắc kẹt.
Các nhân viên cứu hộ cho biết một tòa nhà ở khu công nghiệp và một số nhà dân hư hại trong vụ lở đất. BBC cho hay, 22 tòa nhà bị chôn vùi, trong đó có hai ký túc xá dành cho công nhân.
Nhiều công trình đổ sập trong trận lở đất. (Ảnh: Myzaker.com).
Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, ít nhất 59 người được cho là mất tích.
Một công nhân của khu công nghiệp có tên Tian cho hay, ông chủ của anh và thành viên gia đình ông ấy đã bị chôn vùi trong đống đổ nát. Chỉ Tian và lái xe của gia đình người quản lý thoát nạn.
Cơ quan chữa cháy Thâm Quyến cho biết vụ lở đất ảnh hưởng đến khu vực ngoại ô phía bắc thành phố trên diện rộng.
AP dẫn lời ông Li Yikang, phó bí thư thành ủy Thâm Quyến cho biết hơn 900 người đã được sơ tán rời khỏi hiện trường. Cũng theo ông Li, khoảng 1.500 người đang tham gia nỗ lực giải cứu.
Ren Jiguang, phó giám đốc Sở Công an Thâm Quyến, trả lời đài CCTV rằng phần lớn người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn trước khi vụ lở đất xảy ra.
Tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân địa phương cho hay, đất trong khu vực đã được đào lên tại một công trình xây dựng trong hai năm qua, tạo thành ụ đất cao 100m. Trời mưa ở Thâm Quyến hôm 20/12 khiến con đường hiện ngổn ngang bùn đất.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
