20 hành tinh giống Trái Đất có thể tồn tại sự sống

Một nhóm nghiên cứu quốc tế rút ra danh sách 20 hành tinh giống Trái Đất nhất từ 4.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời do kính viễn vọng Kepler phát hiện.

Theo International Business Times, từ dữ liệu do kính viễn vọng Kepler thu thập, các nhà nghiên cứu ở Đại học San Francisco, Mỹ ngày 2/8 đã công bố danh sách 20 hành tinh đá giống Trái Đất trong số 216 hành tinh có thể có nước lỏng hỗ trợ sự sống trên bề mặt.


Hình minh họa hành tinh Kepler-186f. (Ảnh: Danielle Futselaar).

"Đây là danh sách rút gọn những hành tinh nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống quanh ngôi sao mẹ", phó giáo sư vật lý thiên văn Stephen Kane, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Điều đó có nghĩa chúng ta có thể tập trung vào những hành tinh thuộc danh sách này và nghiên cứu sâu hơn để xem chúng có phù hợp với sự sống hay không".

Nghiên cứu cũng xác nhận các hành tinh do kính Kepler phát hiện phân bố ở cả trong và ngoài khu vực có thể tồn tại sự sống, cho thấy có một lượng lớn hành tinh hoặc mặt trăng trong vũ trụ nhiều khả năng chứa sự sống theo lý thuyết.

Các hành tinh được phân loại dựa theo vị trí, kích thước và thành phần cấu tạo. Vị trí của hành tinh so với ngôi sao mẹ là đặc điểm quan trọng nhất. Nếu nó ở quá xa, nước sẽ đóng băng giống như trên sao Hỏa. Tuy nhiên, nếu ở quá gần, hành tinh sẽ trải qua hiệu ứng "khí nhà kính thất thoát" giống sao Kim, nơi có đại dương bốc hơi toàn bộ.

Danh sách phân loại chia thành 4 hạng mục nhằm giúp các nhà thiên văn học tập trung nghiên cứu. Kane đang nghiên cứu 20 hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống nhất.

Dự án phân loại hoàn thành sau hơn ba năm với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech), Đại học Bordeaux, Đại học Arizona, Đại học Cornell, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian và NASA.

Danh sách gồm:

  1. K00571.05 (Kepler-186 f)
  2. K00701.04 (Kepler-62 f)
  3. K01298.02 (Kepler-283 c)
  4. K01422.04 (Kepler-296 f)
  5. K02418.01
  6. K02626.01
  7. K03010.01
  8. K03138.01
  9. K03497.01
  10. K04036.01
  11. K04356.01
  12. K04742.01 (Kepler-442 b)
  13. K06343.01
  14. K06425.01
  15. K06676.01
  16. K07223.01
  17. K07235.01
  18. K07470.01
  19. K07554.01
  20. K07591.01
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News