3 kiểu ăn cơm cực tai hại mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi rước thêm bệnh cho mình

Bệnh dạ dày là một trong những loại bệnh mà người Việt có tỉ lệ mắc nhiều nhất, phần lớn có liên quan đến thói quen ăn uống sai lầm. Ăn mặn, ăn quá nhanh, gắp thức ăn cho nhau đều là những thói quen cần thay đổi để bảo vệ sức khỏe của dạ dày.

1. Người Việt cần thay đổi thói quen ăn mặn

Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhiều người cho rằng ăn chua sẽ gây hại cho dạ dày nhưng thực tế thì ăn mặn mới là thủ phạm chính đe dọa sức khỏe của cơ quan này. Các thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, một số sản phẩm như thịt muối, cà muối, dưa muối có thể chứa hàm lượng nitrite cao, khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrosamine và cuối cùng gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), người Việt bao đời nay vẫn giữ một thói quen đó là đặt một bát gia vị như mắm, muối, xì dầu, bột canh... trên mâm cơm để chấm dù món ăn đã khá mặn hay đã được tẩm ướp. Chính những thói quen này đã góp phần khiến chúng ta vô tình làm gia tăng đáng kể lượng muối mà chúng ta ăn vào hàng ngày và kết quả là làm tăng cao nguy cơ mắc huyết áp cao, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều bệnh mãn tính khác.

3 kiểu ăn cơm cực tai hại mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi rước thêm bệnh cho mình
Các thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.

TS. Đỗ Thị Phương Hà cho biết, để hạn chế lượng muối ăn, mọi người cần tập thói quen không để bát chấm, gia vị trên mâm cơm. Thay vào đó, bạn có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt… để tăng cảm giác ngon miệng. Nếu vẫn muốn chấm đồ ăn vào gia vị mặn trước khi ăn thì bạn nên chấm nhẹ nhàng. Đồng thời, chuyên gia khuyên nên hạn chế cho thêm muối và các gia vị này khi chế biến và lựa chọn thực phẩm ít muối để có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.

2. Không nên ăn quá nhanh kẻo làm tổn thương dạ dày

Vì cuộc sống vội vàng và bận rộn, nhiều người hình thành thói quen nhai và nuốt thức ăn quá nhanh và đã vô tình làm tổn hại tới niêm mạc dạ dày mà không hay biết.

Thói quen ăn quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến thức ăn chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn. Đồng thời, khi chúng ta ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau ăn.

Chính vì vậy, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, đồng thời dạ dày cũng bớt "vất vả".

3. Không nên gắp thức ăn cho nhau để tránh lây truyền vi khuẩn HP

Theo bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) - đây là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, dẫn đến nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị…

3 kiểu ăn cơm cực tai hại mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi rước thêm bệnh cho mình
Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.

Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, dẫn đến nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần

Trong trường hợp bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Theo các bác sĩ, chúng ta nên từ bỏ thói quen gắp thức ăn cho người khác, không chấm chung nước chấm và tập thói quen ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe của mọi người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhạc giao hưởng giúp giảm co giật do động kinh

Nhạc giao hưởng giúp giảm co giật do động kinh

Ðó là kết luận được các nhà khoa học Ý rút ra sau khi phân tích các nghiên cứu về lợi ích của việc nghe các tác phẩm của thiên tài soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart đối với chứng động kinh.

Đăng ngày: 21/09/2020
Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn

Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của một gia đình. Tuy nhiên khi mua, người tiêu dùng cần lưu ý 4 loại thịt dưới đây, nhất định phải tránh ăn.

Đăng ngày: 20/09/2020
Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Di truyền chuyển những đặc trưng sinh học từ một sinh vật thé hệ trước đến thế hệ sau và nó đồng nghĩa với di chuyển gene, gene thừa nhận mang thông tin sinh học.

Đăng ngày: 19/09/2020
Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Thế nhưng, thói quen tưởng đơn giản này có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe?

Đăng ngày: 19/09/2020
Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Đăng ngày: 19/09/2020
Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đăng ngày: 19/09/2020
25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

Trong nhiều thập kỷ, mọi người trên khắp thế giới ngày càng trở nên giàu có và khỏe mạnh hơn. Số người sống với mức ít hơn 1,9 USD/ngày đã giảm dần qua từng năm, cho đến năm nay.

Đăng ngày: 17/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News