5 điều bạn cần biết về giấc ngủ

Bạn cảm thấy mệt mỏi? Bạn có thể gục đầu xuống bàn mà ngủ ngay lập tức? Tối qua bạn đi ngủ muộn, rồi không ngủ được mà thức dậy rất sớm? Tình hình đó có thể tiếp diễn lại tối nay trừ phi…

Đây là tình trạng phổ biến của những người Hoa Kỳ mắc chứng thiếu ngủ. Họ phải cần đến thuốc ngủ hoặc các biện pháp khác để điều trị chứng mất ngủ, nghiến răng, tác động do bay lệch múi giờ, chân tay luôn động đậy, ngáy ngủ, mộng du và các hiện tượng khác nữa.

Thực tế lại tương đối khác biệt.

Ví dụ, mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất nhưng các rối loạn về giấc ngủ gây bức bối này chỉ cản trở 10% các hoạt động thường ngày của chúng ta, theo Viện sức khỏe thế giới. Trong khoảng một nửa số người mắc bệnh, vấn đề ẩn giấc thực sự phía sau là do bị ốm (thường là về tinh thần) hay các tác động của chất nào đó như cà phê hoặc dược phẩm.

Dưới đây là 5 phát hiện mới có thể giúp bạn ngon giấc hơn.

1. Chúng ta ngủ ngon hơn là chúng ta nghĩ

Đối với hầu hết mọi người, thiếu ngủ nghe như chuyện hoang đường. Chúng ta không phải là thây ma. Quỹ giấc ngủ quốc gia phi lợi nhuận (tiếp nhận nguồn tài chính từ ngành công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm các công ty dược phẩm sản xuất thuốc ngủ) cho biết trung bình người dân Hoa Kỳ ngủ 7 tiếng một đêm nhưng thế vẫn chưa đủ. Tuy vậy, một nghiên cứu của đại học Maryland tiến hành vào đầu năm cho thấy chúng ta thường ngủ 9 tiếng và như thế là thích hợp. Nghiên cứu phát hiện thực ra, người Mỹ ngày nay cũng ngủ nhiều như 40 năm trước.

2. Chúng ta ngủ ít hơn khi già đi

Chúng ta sẽ chết mà không ngủ. Các dữ liệu thu được còn sơ sài nhưng nghiên cứu cho rằng đó là thời điểm chúng ta khôi phục các quá trình sinh học có ý nghĩa sống còn cũng như phân loại và gắn kết trí nhớ. Năm ngoái, Tổ chức y tế thế giới khẳng định rằng làm ca đêm có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ đồng thời là nhân tố có khả năng gây ung thư cho con người. Nghiên cứu mới đây nhất cho rằng chúng ta cần ít hơn nhân tố này khi chúng ta già đi.

5 điều bạn cần biết về giấc ngủ
5 điều bạn cần biết về giấc ngủ

Chúng ta ngủ theo hai giai đoạn. Ngủ vào ban đêm thật ngon rồi chợp mắt ban ngày nếu cần thiết. (Ảnh: heartofhealing / smart-kit)

3. Chúng ta có thể ngủ như trẻ con (hay Thomas Edison)

 

Ngủ nhiều giấc ngắn vào ban đêm hơn là ngủ một giấc dài cũng là một lựa chọn. Cái gọi là ngủ nhiều giai đoạn thường gặp ở trẻ con, người già và các loài động vật khác (Thomas Edison cũng ngủ theo cách này). Đối với số còn lại trong chúng ta, ngủ ban đêm thật ngon bao giờ cũng khỏe mạnh và thực tế hơn, sau đó thì chợp mắt vào ban ngày nếu cần thiết. EEG chứng minh rằng chúng ta ngủ theo hai giai đoạn với hai thời điểm giảm độ tính táo – một vào ban đêm và một vào ban ngày. Nên có lẽ cũng cần bàn về vấn đề xây phòng ngủ ngày giống như căn phòng dành cho thành viên tàu Phoenix của NASA.

4. Động vật có nhiều thói quen ngủ

Con lười 3 ngón ngủ 9,6 tiếng ban đêm. Nhưng cá voi con mới sinh và cá voi sát thủ có thể kiêng ngủ suốt cả tháng đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Tuy nhiên, hình thức mạo hiểm thứ hai không thích hợp với chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên cáu bẳn, mất khả năng tập trung cũng như khả năng đưa ra quyết định ngay khi chỉ mất ngủ một đêm. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều tai nạn xe cộ nghiêm trọng cũng như trong sử dụng máy móc.

5. Quen với việc mệt mỏi mà ngủ gục trên bàn

Điều quan trọng nhất là có được giấc ngủ ngon hoàn toàn nằm trong tầm với của chúng ta nếu chúng ta làm theo các chỉ dẫn phổ biến dưới đây:
• Tạo thói quen đi ngủ vào một giờ cố định ban đêm.
• Dành đủ thời gian để ngủ 7 tiếng.
• Trong vòng 4 đến 6 tiếng trước khi ngủ, bạn nên tránh uống cà phê, ăn thức ăn cay, khó tiêu, rượu và các loại dược phẩm tùy ý có thể khiến bạn khó ngủ.
• Tạo thói quen trước giờ đi ngủ để có thể thư giãn trước khi lên giường.
• Tắt ánh sáng hay tiếng ồn gây sao lãng.
• Không nên xem tivi, đọc sách báo hay ăn lúc đi ngủ. Chỉ nên ngủ một mạch hoặc sinh hoạt tình dục lúc đi ngủ.
• Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập trước khi đi ngủ
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News