5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động

Mặc dù súng máy và súng trường tự động cùng có những chức năng và cơ chế tương tự, nhưng trên thực tế chúng không hề giống nhau.

Về mặt cơ học, súng máy và súng trường tự động đều có khả năng khai hỏa hoàn toàn tự động, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt chính. Do sự khác biệt về tầm bắn và tốc độ bắn, bạn không nên để một khẩu súng trường tự động làm thay công việc của súng máy hoặc ngược lại. Dưới đây là một số đặc điểm chính mà chúng ta có thể thấy trên súng máy nhưng lại không xuất hiện trên súng trường tự động.

1. Chỉ có một tùy chọn kích hoạt

5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động
Súng máy chỉ có một tùy chọn duy nhất.

Súng máy được thiết kế để bắn hoàn toàn tự động, vì thế chúng cũng chỉ có duy nhất tùy chọn đó, hoặc là ở chế độ an toàn hoặc là ở chế độ hoàn toàn tự động. Ngược lại, súng trường tự động sẽ có thêm một tùy chọn là hỏa lực bán tự động khi mà chế độ tự động hoàn toàn sẽ không đáp ứng được yêu cầu về mặt chiến thuật.

2. Trọng lượng

5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động
Một người lính Quân đội Hoa Kỳ sử dụng súng máy M249. (Ảnh: Ian Thompson).

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất và đáng chú ý nhất giữa hai vũ khí là súng máy vốn đã nặng hơn. Ngay cả súng máy M249, một khẩu súng máy hạng "nhẹ" cũng nặng khoảng 7,7 kg khi không phụ kiện. Mặc dù 7,7 kg nghe có vẻ không nhiều, nhưng khi xem xét lượng đạn bạn sẽ phải mang theo và trọng lượng kèm theo của các thiết bị khác, trọng lượng sẽ tăng lên "kha khá".

Còn đối với súng trường tự động thì không cần phải so sánh vì chúng rất nhẹ kể cả khi được nạp đạn, bổ sung thêm phụ kiện.

3. Đạn nạp từ dây đai

5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động
Súng trường tự động cũng có thể được tinh chỉnh để sử dụng cơ chế nạp đạn theo đai. (Ảnh minh họa).

Rất nhiều súng máy cung cấp tùy chọn nạp đạn từ băng, nhưng đó chỉ là trong tình huống cực kỳ cần kíp mà không có đai đạn. Một khẩu súng trường tự động cũng có thể được tinh chỉnh để sử dụng cơ chế nạp đạn theo đai, nhưng thiết kế nguyên gốc vẫn là băng đạn.

4. Nòng súng có thể thay đổi

5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động
Một phi công thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đang tháo nòng của M249. (Ảnh: Justin Connaher).

Việc bắn liên tiếp hàng trăm phát đạn sẽ khiến nòng súng gia tăng nhiệt độ đến mức có nguy cơ bị nóng chảy. Vì vậy, để tránh việc súng máy tự phá hoại chính mình, người ta đã thiết kế để có thể thay đổi nòng sau một khoảng thời gian nhất định hoặc số lượng đạn bắn ra. Trong khi đó, súng trường tự động lại không cần tùy chọn này.

5. Bệ đỡ và tay cầm có thể tháo rời

5 khác biệt chính giữa súng máy và súng trường tự động
Một binh sĩ Afghanistan đang lắp ráp lại khẩu M249. (Ảnh: Melissa Karnath).

Để tháo một số bộ phận nào đó bên trong phần khung của súng máy, trước tiên phải tháo báng và tay cầm súng lục. Với súng trường tự động, bộ đệm và lò xo đệm có thể được tháo ra bằng cách tách phần khung phía trên và dưới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
60 năm trôi qua, X-15 vẫn là phi cơ hỏa tiễn nhanh nhất thế giới

60 năm trôi qua, X-15 vẫn là phi cơ hỏa tiễn nhanh nhất thế giới

Ra đời vào thập niên 60 của thế kỷ trước song máy bay North American X-15 vẫn giữ kỷ lục về tốc độ, bất chấp sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật thế kỷ 21.

Đăng ngày: 07/08/2020
Trung Quốc có bề dày

Trung Quốc có bề dày "copy" vũ khí như thế nào?

Quân đội Trung Quốc được cho rằng đã copy rất nhiều thứ từ Mỹ, Nga và các nước khác.

Đăng ngày: 22/07/2020
Chiếc xe máy “quái vật” của Thủy quân lục chiến Mỹ

Chiếc xe máy “quái vật” của Thủy quân lục chiến Mỹ

Mẫu xe máy độ M103M1 hứa hẹn sẽ thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển của Thủy quân lục chiến Mỹ trên nhiều mặt trận.

Đăng ngày: 01/07/2020
Hé lộ tên lửa mang trường kiếm chuyên dùng ám sát của Mỹ

Hé lộ tên lửa mang trường kiếm chuyên dùng ám sát của Mỹ

Tên lửa R9X không mang thuốc nổ nhưng được lắp 6 lưỡi kiếm bên trong, với khả năng cắt đứt gần như mọi thứ, sẽ bung ra khi chuẩn bị chạm mục tiêu.

Đăng ngày: 25/06/2020
Mãn nhãn cảnh tiếp nhiên liệu trên không cho tiêm kích Sukhoi của quân đội Nga

Mãn nhãn cảnh tiếp nhiên liệu trên không cho tiêm kích Sukhoi của quân đội Nga

Thông qua đoạn video do quân đội Nga chia sẻ, chúng ta đã biết thêm phần nào về cách tiếp nhiên liệu cho các tiêm kích khi ở trên không.

Đăng ngày: 01/06/2020
Khám phá UBIM - Trợ thủ vạn năng mới của quân đội Nga

Khám phá UBIM - Trợ thủ vạn năng mới của quân đội Nga

Không chỉ trong chiến đấu, UBIM còn được sử dụng để khắc phục sự cố thảm họa công nghiệp và tự nhiên…

Đăng ngày: 20/05/2020
AIM-9 Sidewinder: Tên lửa tầm nhiệt nguy hiểm nhất thế giới hiện nay

AIM-9 Sidewinder: Tên lửa tầm nhiệt nguy hiểm nhất thế giới hiện nay

Tên lửa tầm nhiệt là một tên lửa có hệ thống dẫn đường hướng nó tới các mục tiêu phát ra bức xạ hồng ngoại (như khí thải của động cơ phản lực).

Đăng ngày: 14/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News