7 bài tập thư giãn ngón tay cho dân văn phòng

Thường xuyên gõ bàn phím khiến bàn tay, ngón tay mỏi nhừ. Bạn có thể tập các bài đơn giản để thư giãn như nắm mở bàn tay, gập ngón...

Nắm bàn tay

Nắm nhẹ bàn tay, giữ 30-60 giây, sau đó xòe bàn tay ra rộng hết cỡ. Lặp lại bài tập 4 lần mỗi bên tay.

Gập ngón tay

Giơ bàn tay ra phía trước, lòng bàn tay hướng vào người. Gập 5 ngón tay sao cho đầu ngón tay chạm phần đầu lòng bàn tay, gần với chân các đốt ngón tay. Giữ động tác trong 30-60 giây rồi thả ra. Lặp lại bài tập mỗi bên ít nhất 4 lần.

Bài tập với trái bóng


Thực hiện bóp trái bóng hai, ba lần một tuần giúp tay cầm nắm đồ vật chắc hơn. (Ảnh: Kinesist Brugge).

Chọn một quả bóng cao su mềm, nhỏ, nắm vừa lòng bàn tay.

Dùng tay bóp trái bóng mạnh nhất có thể, giữ trong vài giây rồi thả lỏng bàn tay. Hoặc dùng ngón cái và đầu các ngón còn lại bóp chặt trái bóng, giữ 30-60 giây.

Lặp lại động tác mỗi bên 10-15 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập hai đến ba lần một tuần, lưu ý không thực hiện nếu khớp ngón cái bị đau.

Căng ngón tay

Úp lòng bàn tay xuống bàn hoặc một mặt phẳng bất kỳ. Nhẹ nhàng áp 5 ngón tay xuống mặt bàn sát nhất có thể, lưu ý không làm đau các khớp. Giữ tư thế trong 30-60 giây, sau đó thả lỏng bàn tay. Lặp lại mỗi bên tay 4 lần.

Nâng ngón tay

Úp lòng bàn tay sát mặt một mặt bàn. Nhẹ nhàng nâng ngón cái khỏi mặt bàn, giữ trong 1-2 giây rồi hạ xuống. Thực hiện tương tự với lần lượt các ngón còn lại. Bạn có thể nâng cả 5 ngón cùng một lúc rồi hạ xuống. Lặp lại bài tập mỗi bên tay 8-12 lần.

Uốn ngón cái


Với động tác "Uốn ngón cái", đầu ngón cái cần chạm chân đốt ngón út. (Ảnh: Top Remedii Naturiste).

Giơ bàn tay trước mặt, các ngón tay xòe. Kéo ngón cái ra xa bốn ngón còn lại nhiều nhất có thể, sau đó gập ngón cái, sao cho đầu ngón cái chạm đầu chân đốt ngón út, giữ nguyên 30-60 giây. Lặp lại ít nhất 4 lần mỗi bên. Bài tập làm tăng độ linh hoạt cho ngón cái.

Gập ngón cái

  • Động tác 1: Mở lòng bàn tay. Nhẹ nhàng gập ngón cái lại, đầu ngón cái chạm chân đốt ngón tay trỏ, giữ nguyên 30-60 giây sau đó thả lỏng. Lặp lại 4 lần mỗi bên tay.
  • Động tác 2: Tiếp tục ập ngón cái vào lòng bàn tay, giữ 30-60 giây rồi thả lỏng, lưu ý dùng khớp dưới của ngón cái để thực hiện động tác. Lặp lại 4 lần mỗi bên tay.

Nếu bàn tay đau và mỏi, bạn có thể ngâm tay vào nước nóng trong 5-10 phút để làm ấm tay trước khi thực hiện các động tác trên.  Ngoài ra, dùng đất nặn tạo hình cũng giúp thư giãn, giảm đau, mỏi và tăng độ linh hoạt cho bàn tay và các ngón tay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"

Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Đăng ngày: 14/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News