9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ

Các nhà khoa học tham gia chương trình nghiên cứu nhằm theo dõi, quan sát xem trong môi trường không gian vũ trụ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ra sao?

Theo kế hoạch, các quốc gia sẽ chuyển hạt giống đến Nhật Bản và chuyển tiếp sang Mỹ trước khi chúng được đưa vào vũ trụ. Phó giáo sư Wang Chih-li, làm việc tại khoa Bệnh thực vật (Đại học Quốc gia Chung Hsing) cho biết, tất các các hạt giống xuất ngoại đều phải trải qua quy trình cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật ngặt nghèo, theo yêu cầu của các giới chức ngành nông nghiệp của các nước liên quan đến dự án.

9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ
Chín quốc gia tham gia chương trình nghiên cứu thực vật "Hạt giống cho tương lai châu Á" do Nhật Bản khởi xướng. (Ảnh: TWN).

Dự kiến chín quốc gia sẽ chọn ra bốn loại hạt giống thực vật đặc hữu của mình để đưa vào không gian trong tháng 10 tới, trong khuôn khổ dự án "Hạt giống cho tương lai châu Á". Chương trình thám hiểm đặc biệt này do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản khởi xướng và thực hiện nhằm khai thác triệt để những vật liệu vô giá này.

Theo các nhà khoa học, hạt giống được các quốc gia lựa chọn làm đại diện gửi vào không gian vũ trụ trong thời gian bốn tháng, sau đó sẽ được đem đi gieo trồng nhằm xác định mức độ phơi nhiễm bức xạ khác nhau cũng như môi trường vi trọng lực sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc gen của chúng như thế nào.

Chương trình khoa học thám hiểm vũ trụ thú vị này đồng thời là cơ hội để các quốc gia tham gia chọn ra các loại hạt giống đặc hữu, phổ biến hoặc có ý nghĩa biểu trưng nhất.

Cụ thể như Thái Lan đã chọn quốc hoa của mình là cây bò cạp vàng hay muồng hoàng yến (ratchaphruek); Malaysia thì chọn húng quế (hương nhu tía) và New Zealand chọn ra hạt giống cây pohutukawa - một biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa đối với người dân ở đảo quốc nam bán cầu.

Lãnh thổ Đài Loan cũng tham gia dự án nghiên cứu hạt giống quốc tế này, sau khi các nhà khoa học nông nghiệp lựa chọn hạt giống từ 16 loại thực vật khác nhau gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để thử nghiệm, trước khi chúng được quay trở lại nơi xuất xứ vào tháng 2 năm 2021.

9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ
Dự kiến các loại hạt giống đặc hữu sau khi được đưa lên vũ trụ sẽ được đem về trồng tại bản địa để tiếp tục nghiên cứu. (Ảnh: NST)

Sau nhiều cuộc thảo luận giữa các chuyên gia cơ quan hàng không vũ trụ và Đại học Quốc gia Chung Hsing, các nhà nghiên cứu Đài Loan đã quyết định chọn 4 giống cây đặc trưng gồm kinh giới trắng Formosa, ớt chuông, hướng dương và lan hồ điệp Phalaenopsis equestris - loại hoa lan có nguồn gốc Đài Loan.

Giáo sư Yang Chin-ying cho biết, giống lan hồ điệp này được chọn bởi nó đã được ghi nhận tạo ra được các loài lan đột biến hiếm gặp và việc đưa hạt của nó vào không gian có thể tạo ra những dữ liệu có giá trị cho hoạt động nghiên cứu trong tương lai.

Trong khi đó ngược lại, hạt giống cây kinh giới trắng Formosa là một loại cây trồng truyền thống được rất nhiều cộng đồng dân cư bản địa trồng nhưng gần như chưa hề có các nghiên cứu nào về nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất

Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất

Thiên thạch 2018VP1 sẽ tiếp cận Trái Đất vào cuối năm nay nhưng không nằm trong danh sách vật thể có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 24/08/2020
NASA chuẩn bị khai thác tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD

NASA chuẩn bị khai thác tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD

Các nhà khoa học NASA sắp tới sẽ thực hiện một sứ mệnh đặc biệt đó là khai thác một tiểu hành tinh có lõi vàng rắn, niken tinh khiết và sắt ước tính trị giá 10.000 triệu tỷ USD.

Đăng ngày: 24/08/2020

"Đá cầu vồng" rơi xuống Trái đất đầy vật liệu sự sống ngoài hành tinh

Các khối xây dựng sự sống ngoài hành tinh đáng kinh ngạc vừa được tìm thấy trong thiên thạch tuyệt đẹp rơi xuống giữa 2 ngôi làng ở Costa Rica vào tháng 4/2019.

Đăng ngày: 24/08/2020
Siêu tân tinh giải phóng vật chất với tốc độ 32 triệu km/h

Siêu tân tinh giải phóng vật chất với tốc độ 32 triệu km/h

Quan sát từ Đài thiên văn tia X Chandra cho thấy tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler bay với tốc độ nhanh gấp 25.000 lần âm thanh.

Đăng ngày: 24/08/2020
Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng

Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng

Tàu Chandrayaan-2 đạt nhiều thành công như lập bản đồ diện tích 4 triệu km2, chụp ảnh chất lượng cao và thu thập dữ liệu về bề mặt Mặt Trăng.

Đăng ngày: 23/08/2020
NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

Kính viễn vọng không gian Hubbe chụp được bức ảnh hiếm về sao chổi C/2020 F3 NEOWISE khi nó bay ngang qua Mặt Trời vào tháng 8.

Đăng ngày: 23/08/2020
Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công quy trình làm gạch xây dựng trên Mặt trăng

Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công quy trình làm gạch xây dựng trên Mặt trăng

Chỉ với một số vật liệu cơ bản như nước tiểu, đất và một phụ gia đặc biệt để kết dính, quy trình làm gạch đơn giản của các nhà khoa học Ấn Độ hứa hẹn sẽ giúp việc xây dựng nhà ở trên Mặt Trăng dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 22/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News