Amip ăn não gây chết người lan rộng ở Mỹ

Những ca nhiễm amip ăn não chết người đã từng xảy ra thường niên ở miền Nam Hoa Kỳ.

Nhưng đã có những trường hợp xảy ra xa hơn về phía Bắc đất nước trong những năm gần đây, có thể là do biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

Theo một nghiên cứu mới, loài amip ăn não đơn bào có tên gọi Naegleria fowleri (N. fowleri) đã không ngừng lan rộng. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã theo dõi loại amip gây chết người suốt 4 thập kỷ ở khắp miền Nam nước Mỹ.

Amip ăn não gây chết người lan rộng ở Mỹ
N. fowleri là một sinh vật đơn bào được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng nước ngọt ấm.

Họ ghi nhận các trường hợp mắc bệnh đang ngày càng tăng lên, có thể do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, mặc dù số trường hợp xảy ra mỗi năm vẫn không thay đổi, phạm vi địa lý của những trường hợp nhiễm trùng đã dịch chuyển về phía Bắc, với nhiều trường hợp xuất hiện ở các bang miền Trung Tây hơn trước.

N. fowleri là một sinh vật đơn bào được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng nước ngọt ấm, chẳng hạn như sông và hồ. Chúng gây ra một bệnh nhiễm trùng não nguy hiểm gọi là viêm não do amip nguyên phát (PAM), với tỉ lệ tử vong gần như là 100%.

Nhiễm trùng xảy ra khi nước ô nhiễm chui qua đường mũi của một người, cho phép sinh vật xâm nhập vào não qua các dây thần kinh khứu giác và phá hủy mô não. Người nhiễm amip sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nửa đầu, sốt, cứng cổ, nôn, chóng mặt, mệt mỏi và ảo giác.

Các tác giả nghiên cứu cho biết vì N. fowleri phát triển mạnh ở vùng nước ấm, lên tới 45 độ C, nên có thể việc Trái đất nóng lên đã ảnh hưởng đến phạm vi địa lý của sinh vật.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nhà nghiên cứu đã phân tích các trường hợp N. fowleri ở Mỹ có liên quan đến việc tiếp xúc với nước trong quá trình giải trí - chẳng hạn như bơi trong hồ, ao, sông hoặc hồ chứa - từ năm 1978 đến năm 2018. Họ đã xác định tổng cộng 85 trường hợp nhiễm N. fowleri đáp ứng các tiêu chí của họ cho nghiên cứu.

Ngoài ra, khi nhóm nghiên cứu sử dụng một mô hình để khảo sát xu hướng trong vĩ độ tối đa trường hợp mỗi năm, họ phát hiện ra rằng vĩ độ tối đa đã dịch chuyển khoảng 8,2 dặm (13,3 km) về phía Bắc mỗi năm trong giai đoạn nghiên cứu.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thời tiết từ khoảng thời gian xảy ra dự tính của mỗi trường hợp và nhận thấy rằng trung bình, nhiệt độ hàng ngày trong hai tuần dẫn đến từng trường hợp nhiễm khuẩn cao hơn mức trung bình lịch sử cho từng địa điểm.

Các tác giả viết: “Có thể nhiệt độ tăng cao và việc sử dụng nước cho hoạt động giải trí, như bơi lội hay các môn thể thao khác dưới nước, đã góp phần gây ra sự thay đổi dịch tễ học của PAM”.

Những nỗ lực xác định đặc điểm của các trường hợp nhiễm khuẩn, chẳng hạn như xác định những trường hợp này xảy ra khi nào và ở đâu và nhận thức được những thay đổi trong phạm vi địa lý của chúng, có thể giúp dự đoán thời điểm rủi ro nhất ở các hồ bơi tự nhiên.

Hiện tại, vẫn chưa tìm ra phương pháp xét nghiệm nhanh sự tồn tại của N. fowleri trong nước. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo để bảo đảm sức khỏe cộng đồng, biện pháp duy nhất hiện nay là hạn chế sử dụng nước ngọt trong thời tiết ấm áp, những người bơi lội nên bịt mũi hoặc giữ mũi cao hơn mặt nước khi tham gia các hoạt động bơi lội.

Cách đây 2 tháng, chính quyền bang Texas đã phải đưa ra tuyên bố thảm họa sau khi amip ăn não tìm thấy trong nguồn cấp nước máy giết chết cậu bé 6 tuổi. Trong tuyên bố về thảm họa của mình, Thống đốc bang Texas, ông Greg Abbott, nói rằng N. fowleri đã được xác định có 3 trong số 11 lần kiểm tra nước ở hồ Jackson, Texas.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 6 căn bệnh truyền nhiễm kinh hoàng nhất lịch sử loài người

Top 6 căn bệnh truyền nhiễm kinh hoàng nhất lịch sử loài người

Nói đến bệnh truyền nhiễm, cảm giác đầu tiên của nhiều người là hoảng sợ, không chỉ gây ra sự đau đớn cho người bệnh mà chỉ cần có người tiếp xúc với họ là cũng có thể bị lây bệnh.

Đăng ngày: 27/12/2020
Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng

Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng

Ngày 21/12, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST, Trung Quốc) cho biết đã phát triển được tấm màng nano polymer siêu mỏng.

Đăng ngày: 25/12/2020
Sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh

Sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh

Trong những năm gần đây, tình trạng săn bắt để lấy sừng đang xảy ra ngày càng rộng và phức tạp, khiến số lượng cá thể các loài tê giác trên thế giới bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.

Đăng ngày: 25/12/2020
Nếu không ợ hơi, dạ dày có phát nổ không?

Nếu không ợ hơi, dạ dày có phát nổ không?

Một tiếng ợ, tiếng ợ rất to và bất ngờ thoát ra khiến bạn giật mình, chắc chắn đây không phải là âm thanh bạn muốn để kết thúc bữa tối hôm nay.

Đăng ngày: 25/12/2020
Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi

Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi

Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài động vật có vú mới thuộc bộ Đa man sinh sống trong môi trường núi cao ở châu Phi.

Đăng ngày: 25/12/2020
Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích " chế độ ăn tiêu chuẩn Mỹ".

Đăng ngày: 25/12/2020
Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Dù được nghiên cứu hàng trăm năm trước, công dụng góp phần hạn chế oxy hóa, tốt cho người hóa trị, xạ trị của tinh chất từ lá bào tử tảo nâu mekabu không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 25/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News