Nếu không ợ hơi, dạ dày có phát nổ không?

Dù không quá kỳ vọng nhưng cuộc hẹn hò đầu tiên của bạn diễn ra khá tốt. Cả hai đã cùng nhau chuyện trò vui vẻ trong suốt bữa tối. Bạn đang chuẩn bị mời cô ấy cuộc hẹn thứ hai, nhưng một sự cố xảy ra khiến mọi cố gắng của bạn đổ sông đổ biển.

Một tiếng ợ, tiếng ợ rất to và bất ngờ thoát ra khiến bạn giật mình, chắc chắn đây không phải là âm thanh bạn muốn để kết thúc bữa tối hôm nay. Đỏ mặt vì xấu hổ, bạn ngại ngùng xin lỗi và chỉ ước rằng mình không bao giờ ợ hơi nữa.


Một số người bị ợ hơi quá nhiều có thể là biểu hiện của một số căn bệnh. (Ảnh: Shutterstock).

Nhưng nếu điều ước đó trở thành sự thật thì sao? Một mặt, bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình huống như trên, nhưng nếu không bao giờ ợ hơi thì liệu dạ dày của chúng ta có trương lên và phát nổ không?

Theo Kantsevoy, trung bình mỗi ngày, một người tạo ra khoảng 250 – 1900 ml hơi trong dạ dày. Nguồn gốc của số hơi này là do chúng ta nuốt không khí khi nói chuyện, nhai hay ăn kẹo cao su... Hơi cũng được tạo ra trong quá trình phân hủy thức ăn. Tất cả lượng hơi này tích tụ lại trong dạ dày và để giải phóng chúng, chúng ta ợ hơi hay đánh rắm khoảng 20 lần mỗi ngày.

Một số người bị ợ hơi quá nhiều có thể là biểu hiện của một số căn bệnh như trào ngược dạ dày (GERD), loét dạ dày, hội chứng kích thích ruột hoặc bệnh viêm ruột Crohn. Ngoài ra, đó cũng có thể là hệ quả của một chế độ ăn có nhiều chất xơ và thực phẩm sinh khí.

Nếu cơ thể không thể giải phóng lượng hơi bên trong dạ dày, nó sẽ trương lên và căng phòng như một quả bóng. Thành dạ dày sẽ bị kéo căng ra cho đến khi chúng quá sức chịu đựng. Lúc đó, dạ dày của bạn thật sự sẽ bị rách toạc.

Một trường hợp khác về một cô gái đang đón Tết Nguyên đán tại Bắc Kinh, nhưng hơi không phải là vấn đề duy nhất đối với cô. Sau một đêm tiệc tùng, cô phải nhập viện trong tình trạng bụng trương phồng nặng. Khi phẫu thuật cho cô gái, hơi thoát ra từ dạ dày mang theo hơi cồn tương tác các đồ điện tử trong phòng phẫu thuật và bắt lửa. Về bản chất thì dạ dày của cô đã nổ tung theo đúng nghĩa đen. Sau khi dập lửa, cuộc phẫu thuật được tiếp tục và cô gái phải cắt bỏ dạ dày.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều hồ sơ bệnh án liên quan đến rách dạ dày, tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do ăn quá nhiều chứ không phải do hơi tích tụ trong dạ dày. Và thường những trường hợp này là do bệnh nhân có vấn đề về ăn uống hoặc do không thể dừng ăn dù đã no.

Nếu bạn đã từng ăn quá no trong một bữa tiệc và không thể ợ hơi ra được thì đừng lo, cơ thể vẫn có cách khác. Sau khi hơi trong dạ dày đi xuống ruột, nó sẽ có thể giải phóng ra ngoài qua đánh rắm. Vì vậy, dù sao đi nữa thì cơ thể vẫn còn một con đường khác giúp giải phóng lượng hơi trong dạ dày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News