Ăn nấm có nên rửa không?
Thông thường trước khi nấu một loại thực phẩm nào đó, chúng ta đều đem đi rửa với nước, tuỳ vào độ bẩn bằng mắt thường có thể quan sát được mà mức độ rửa tương ứng. Thế nhưng với nấm, việc làm đó sẽ chẳng khác nào bạn đang “giết chết” chúng. Bài viết nghiên cứu của website finedininglovers về vấn đề khoa học thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về cách xử lý nấm khi ăn.
Vì sao không nên rửa nấm trước khi ăn?
Dù rất quen thuộc nhưng đa phần chúng ta đều chưa hiểu về loài nấm. Cấu tạo chính của nấm bao gồm mạng lưới polysaccharide dày đặc hấp thụ lượng lớn nước. Vì không có hệ thống tuần hoàn thích hợp như những loài khác nên nấm thu thập dinh dưỡng bằng cách hấp thụ trực tiếp qua cấu trúc vách của chúng. Thế nên, người ta ví nấm như những miếng bọt biển có khả năng hút nước siêu tốt. Đó cũng lý giải vì sao khi phơi nắng, nấm có thể giảm đi 50% thể tích. Khi đó, nấm có thể bảo quản được trong thời gian dài nếu làm khô phù hợp.
Không nên ngâm hoặc rửa nấm như hình trên.
Với cấu tạo như vậy, việc rửa nấm dưới vòi nước mạnh hoặc ngâm trong bồn nước sẽ làm nấm ngấm nước rất nhanh. Khi được nấu, nước trong nấm sẽ bốc hơi, kèm theo đó là những dưỡng chất cũng “đi tong”. Đến khi nấu chín, nấm chỉ còn là “cái xác” toàn sợi và bó cơ, trong khi dưỡng chất đã bay đi gần hết.
Nếu không rửa nấm với nước thì làm sạch như thế nào cho đúng?
Dù không thể ngâm nước hay rửa nấm dưới vòi nước mạnh nhưng vẫn có cách làm sạch chúng mà vẫn đảm bảo giữ trọn chất dinh dưỡng. Bạn có thể xử lý như sau:
- Sử dụng dao để gạt các lớp đất cứng, cắt bỏ phần rễ thừa, màng bám bẩn…
- Dùng 1 bàn chải cũ, làm ẩm bàn chải và chà bề mặt nấm (cách ngóc, vách, dưới màng…).
- Làm sạch bàn chải dưới vòi nước và lặp lại thao tác đến khi thấy sạch.
- Nếu muốn đẩy nhanh quá trình, bạn có thể thay bàn chải bằng tấm vải ẩm.
- Với những loại nấm nhỏ và bạn biết rõ nguồn gốc của lớp đất trồng chúng, bạn có thể lau bằng vải khô rồi đem nấu luôn.
Cuối cùng, nấu nấm cũng vô cùng quan trọng, nấm nên được nấu trên nhiệt càng ít thời gian càng tốt. Nếu bạn cảm thấy nấm của mình đã bị ngâm nước, có thể cho chúng lên chảo với mức nhiệt tối đa, đảo nhanh rồi bắc xuống. Cách này sẽ giúp lượng nước bay hơi đột ngột mà vẫn giữ được phần nào dưỡng chất.

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.
