Ăn rau củ sai cách, trẻ có thể mất mạng vì hội chứng nguy hiểm
Trẻ tiêu thụ quá nhiều nitrate trong rau củ có thể gây hội chứng “blue- baby”, khiến da và môi xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.
Rau quả chứa chất xơ và nhiều dưỡng chất cần thiết như khoáng, vitamin, các hóa chất thực vật (phytochemicals), rất có lợi cho sức khỏe cho cả người trẻ và người lớn.
Lượng nitrate cũng là một thành phần phổ biến trong rau củ. Chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn, kể cả về lâu dài, nhưng với trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi, với hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
Trẻ tiêu thụ quá nhiều nitrate có thể gây hội chứng “blue- baby” ở trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi.
Trẻ ăn nhiều nitrate nguy hiểm ra sao?
Rau củ quả loại nào cũng chứa nitrate, loại có nhiều, loại có ít. Nitrate không độc hại, nhưng khi vào hệ tiêu hóa, một phần nitrate sẽ chuyển thành nitrite do tác động của vi khuẩn và enzyme. Ở trẻ em, tỷ lệ chuyển từ nitrate thành nitrite nhiều hơn do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh.
Nitrite có tính độc hại. Nitrite làm một phần chất hemoglobine trong máu chuyển thành methemoglobin. Chất hemoglobine là chất vận chuyển oxygen trong máu. Còn methemoglobin không thể vận chuyển oxygen. Nếu lượng methemoglobine trong máu tăng, sự vận chuyển oxygen trong máu sẽ trở nên khó khăn, lượng oxygen lên não không đủ, gây ra hội chứng blue-baby ở trẻ em.
Trẻ bị hội chứng blue-baby có da và môi xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.
Bắp cải có mức nitrate từ 500-1.000mg/kg. (Ảnh: Naturalfoodseries).
Rau củ nào có nhiều nitrate?
Lượng nitrate có trong thực vật chênh lệch nhau rất xa, tuỳ theo chủng loại. Có ít từ 1 mg/kg như đậu Hà Lan, cho tới cả vài trăm (su hào, bầu bí), và vài ngàn (các loại xà lách).
Măng tây, khoai tây, cà rốt, bầu bí, đậu cô ve… có mức nitrate từ 200-500mg/kg. Bắp cải, su hào từ 500-1.000. Các loại rau xanh, xà lách… từ 1.000-2.000 hoặc hơn.
Đa phần cuống lá, gân lá, lá và các loại rau xanh có nhiều nitrate nhất. Sau đó là các loại củ (khoai, củ cải…). Các loại hạt, ngũ cốc ít nitrate hơn. Trái cây ít nitrate nhất, phần thịt ít hơn phần vỏ.
Cách giảm lượng nitrate trong rau
Cơ quan an toàn thực phẩm Hồng Kông đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ, chuẩn bị bữa ăn có rau củ để giảm lượng nitrate trong rau củ như sau:
- Nguyên tắc chung là do nitrate tan trong nước, nên rửa rau sạch, hoặc chần rau trong nước nóng sẽ làm giảm lượng nitrate đáng kể.
- Rửa rau kỹ, hoặc bóc vỏ các loại củ như khoai tây, cà rốt.
- Thái nhỏ hoặc nghiền rau củ ngay trước khi nấu.
- Với loại rau có mức nitrate cao, nên chần qua nước sôi khoảng 1-3 phút, và bỏ nước chần rau này đi.
- Sau khi chế biến, tốt nhất nên cho trẻ ăn ngay.
- Nếu chưa cho trẻ ăn ngay, nên bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngăn mát tủ lạnh (ở nhiệt độ không quá 4 độ C), và không nên giữ quá 12 tiếng.
- Nếu muốn lưu giữ thực phẩm lâu hơn, nên để trong ngăn đá tủ lạnh (-18 độ C).
- Sau khi lấy rau củ đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, cần hâm lại trước khi cho trẻ ăn.
- Do lượng nitrate có nhiều hay ít tùy loại rau củ, nên cho trẻ ăn xoay vòng, thay đổi thường xuyên.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
