Ảnh độc từ NASA: Lỗ đen "hóa kiếp" vật thể khác thành sát thủ

Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã bắt được khoảnh khắc kinh dị nhất về một lỗ đen quái vật cách chúng ta 210 triệu năm ánh sáng.

Theo Space.com, dữ liệu mới nhất về thiên hà AT2019qiz cách chúng ta 210 triệu năm ánh sáng cho thấy một cấu trúc được mô tả là "nghĩa địa" đang bao vây lấy lỗ đen quái vật ở trung tâm.

"Nghĩa địa" quanh lỗ đen là một đĩa vật chất kỳ quái đang xoáy quanh lỗ đen này và tấn công một ngôi sao khác không may đến gần.

Ảnh độc từ NASA: Lỗ đen hóa kiếp vật thể khác thành sát thủ
Ảnh nhỏ cho thấy dữ liệu bất thường về lỗ đen trung tâm thiên hà AT2019qiz, trong khi ảnh lớn mô tả lại cách lỗ đen xé nát một ngôi sao và dùng chính đĩa vật chất từ ngôi sao này phá hủy vật thể khác - (Ảnh: NASA).

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Matt Nicholl của Đại học Queen's Belfast (Anh) đã phân tích dữ liệu và kể lại câu chuyện thực đằng sau cụm cấu trúc không gian đáng sợ này.

Thứ chúng ta đang thấy là một lỗ đen quái vật đã xé nát một ngôi sao và biến phần còn lại của ngôi sao đó thành sát thủ đồng hành, tiếp tục tấn công một ngôi sao khác.

Ngôi sao ban đầu đã không may đến gần lỗ đen và bị phá hủy trong một sự kiện TDE, tức "lỗ đen xé sao", tạo nên bởi một lực thủy triều tàn khốc đến mức thay vì cả ngôi sao bị kéo vào lỗ đen, nó toạc ra giữa đường.

Vì vậy, một phần của ngôi sao này đã mắc kẹt lại xung quanh lỗ đen, tạo thành một đám mây dẹt bao vây lấy lỗ đen.

Đống đổ nát của ngôi sao này đã mở rộng đến mức một ngôi sao khác quay quanh lỗ đen liên tục va chạm với nó.

Các vụ va chạm này đã làm tổn hại nghiêm trọng ngôi sao thứ hai, tạo ra các luồng tia X mạnh mẽ mà Chandra bắt được.

Chính các luồng tia X đó - lặp đi lặp lại mỗi 48 giờ - đã khiến các nhà khoa học chú ý đến hệ thống này.

Dữ liệu quan sát bổ sung từ kính viễn vọng không gian Hubble đã cho phép các nhà khoa học xác định chiều rộng của đĩa bồi tụ xung quanh hố đen siêu khối này.

Họ nhận thấy nó đã lan rộng đủ để cho phép bất kỳ vật thể nào quay quanh hố đen trong chu kỳ khoảng một tuần hoặc ít hơn đâm xuyên qua đĩa và gây ra các vụ phun trào.

Đồng tác giả Andrew Mummery từ Đại học Oxford (Anh) cho biết phát hiện này là một bước đột phá lớn trong nghiên cứu về lỗ đen.

Trước đây, các nhà khoa học từng ghi nhận các luồng tia X tương tự trào ra theo chu kỳ từ phía các lỗ đen quái vật khác, nhưng không biết được bản chất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết kế của Prada sẽ xuất hiện trên Mặt trăng

Thiết kế của Prada sẽ xuất hiện trên Mặt trăng

Các phi hành gia của NASA sẽ diện trang phục do Prada thiết kế, thám hiểm Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis III năm 2026.

Đăng ngày: 17/10/2024
Phát hiện mới về Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc từ kính viễn vọng Hubble

Phát hiện mới về Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc từ kính viễn vọng Hubble

Các quan sát mới từ kính viễn vọng Hubble đã tiết lộ những điều thú vị về Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc - cơn bão khổng lồ đã tồn tại suốt 190 năm.

Đăng ngày: 17/10/2024
Su-35 chụp được sao chổi 70.000 năm mới xuất hiện một lần?

Su-35 chụp được sao chổi 70.000 năm mới xuất hiện một lần?

Một phi công lái chiến đấu cơ Su-35 của không quân Nga được cho là đã chụp được sao chổi C/2023 A3 xuất hiện 70.000 năm một lần.

Đăng ngày: 17/10/2024
Hé lộ vệ tinh liên lạc của Trung Quốc phóng vào vũ trụ

Hé lộ vệ tinh liên lạc của Trung Quốc phóng vào vũ trụ

Các chuyên gia cho biết vệ tinh Qianfan (Thiên Phàn, có nghĩa là " Ngàn cánh buồm") được Trung Quốc phóng gần đây sáng đến mức có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường vào ban đêm.

Đăng ngày: 17/10/2024
Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc trở về

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc trở về

Vệ tinh Shijian 19 hạ cánh thành công xuống bãi đáp Dongfeng lúc 9h39 ngày 11/10 (giờ Hà Nội) tại khu tự trị Nội Mông.

Đăng ngày: 17/10/2024
Hé lộ cỗ máy khổng lồ Mechazilla: Công nghệ bí ẩn giúp SpaceX dễ dàng

Hé lộ cỗ máy khổng lồ Mechazilla: Công nghệ bí ẩn giúp SpaceX dễ dàng "tóm gọn" tên lửa lơ lửng giữa không trung

Chuyến bay thử nghiệm thứ năm của Starship đã khẳng định rằng Mechazilla không chỉ là một phương pháp hạ cánh mới mà còn là chìa khóa mở ra tương lai của việc tái sử dụng tên lửa.

Đăng ngày: 16/10/2024
NASA phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng của sao Mộc

NASA phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng của sao Mộc

NASA đã phóng tàu vũ trụ Europa Clipper tới Europa - Mặt trăng của sao Mộc - một trong những nơi đầy hứa hẹn nhất trong Hệ Mặt trời để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News