Áo giáp che ngực 1.100 năm tuổi để xua đuổi ma quỷ
Các nhà nghiên cứu tuyên bố, một dòng chữ trên tấm giáp ngực 1.100 năm tuổi được tìm thấy trong một pháo đài đổ nát ở Bulgaria có thể chứa một trong những bằng chứng sớm nhất được biết đến về văn bản Cyrillic.
Ivailo Kanev, nhà khảo cổ học của Bảo tàng Quốc gia Bulgaria, người đứng đầu nhóm khai quật pháo đài, nằm ở biên giới giữa Hy Lạp và Bulgaria, cho biết: "Chữ viết được viết trên một tấm chì đeo trên ngực để bảo vệ người đeo khỏi rắc rối và ngừa ma quỷ".
Một dòng chữ 1.100 năm tuổi được tìm thấy trên một tấm giáp che ngực được khai quật trong tàn tích của một pháo đài Bulgaria có thể là một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Kanev cho biết dòng chữ đề cập đến hai người tên là Pavel và Dimitar.
Kanev nói: “Không biết những người cầu xin Pavel và Dimitar là ai, nhưng rất có thể Dimitar đã tham gia đồn trú, định cư trong pháo đài và là họ hàng của Pavel”.
Kanev cho biết dòng chữ có từ thời Sa hoàng Simeon I (còn được gọi là Simeon Đại đế), người trị vì Đế chế Bulgaria trong khoảng thời gian từ 893 đến 927. Trong thời gian này, sa hoàng đã mở rộng đế chế, phát động các chiến dịch quân sự chống lại Đế chế Byzantine .
Một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất?
Hệ thống chữ viết Cyrillic, được sử dụng trong tiếng Nga và các ngôn ngữ khác trên khắp Âu Á, đã được phát triển trong thời Trung cổ.
Dựa trên cách các chữ cái được viết và vị trí của dòng chữ trong pháo đài, Kanev cho rằng, dòng chữ này có thể đã được đưa vào pháo đài trong khoảng thời gian từ năm 916 đến 927 và được một đơn vị đồn trú của quân đội Bulgaria mang đến.
Kanev cho biết, trước khám phá này, các văn bản Cyrillic sớm nhất còn sót lại có niên đại từ năm 921. Do đó, dòng chữ mới được phát hiện là một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Kanev cho biết ông đang có kế hoạch xuất bản một mô tả chi tiết về dòng chữ và pháo đài trong tương lai.
Một nhà nghiên cứu không tham gia vào cuộc khai quật nói rằng đây là một phát hiện quan trọng, rất đáng quan tâm nhưng cần thận trọng.
Yavor Miltenov, một nhà nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ Bungari thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bungari, cho biết: "Chúng tôi sẽ cần phải xem ấn bản đầy đủ của dòng chữ và bối cảnh mà nó được tìm thấy trước khi chúng tôi có thể chắc chắn về niên đại của nó".

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
