Atto giây nhanh đến đâu?

Giải Nobel Vật lý 2023 được trao cho ba nhà khoa học với nghiên cứu về atto giây, có thể mang đến những đột phá trong điện tử và hóa học.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố các nhà khoa học Pierre Agostini (55 tuổi), Ferenc Krausz (61 tuổi) và Anne L’Huillier (65 tuổi) là chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm 2023, nhờ các phương pháp thí nghiệm giúp tạo ra các xung ánh sáng atto giây để nghiên cứu động lực học electron trong vật chất, lúc 16h45 ngày 3/10 (giờ Hà Nội).

Atto giây nhanh đến đâu?
Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Ferenc Krausz, Anne L’Huillier nhận giải Nobel Vật lý 2023. (Ảnh: CNN)

Công trình của họ với laser mang lại cho giới khoa học công cụ để quan sát, thậm chí có thể điều khiển electron. Điều này có thể thúc đẩy những đột phá trong nhiều lĩnh vực như điện tử và hóa học.

Atto giây là một phần tỷ của một phần tỷ giây. Để dễ hình dung hơn, số lượng atto giây trong một giây tương đương với số lượng giây trong suốt lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ. Theo Hans Jakob Woerner, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich), atto giây là khoảng thời gian ngắn nhất mà con người có thể đo đạc trực tiếp.

Khả năng hoạt động trong khoảng thời gian này rất quan trọng vì đây là tốc độ mà các electron - thành phần trọng yếu của nguyên tử - vận hành. Ví dụ, electron mất 150 atto giây để di chuyển xung quanh hạt nhân của nguyên tử hydro.

Điều này đồng nghĩa, việc nghiên cứu atto giây giúp các nhà khoa học tiếp cận với một quá trình cơ bản mà trước đó nằm ngoài tầm với. Mọi thiết bị điện tử đều chịu ảnh hưởng từ chuyển động của các electron và giới hạn tốc độ hiện nay là nano giây, theo Woerner. Nếu các bộ vi xử lý được chuyển đổi sang atto giây, việc xử lý thông tin nhanh hơn một tỷ lần có thể khả thi.

Atto giây nhanh đến đâu?
Nguyên tử gồm một hạt nhân được tạo thành từ các proton và neutron, quay xung quanh là các electron. (Ảnh: Rost-9D/Getty)

Nhà vật lý người Thụy Điển gốc Pháp Anne L'Huillier là người đầu tiên phát hiện một công cụ để mở ra thế giới atto giây. Công cụ này sử dụng laser công suất cao để tạo ra các xung ánh sáng trong những khoảng thời gian cực ngắn.

Franck Lepine, nhà nghiên cứu tại Viện Ánh sáng và Vật chất Pháp, người từng làm việc cùng L'Huillier, miêu tả công cụ giống như một thước phim được tạo ra cho các electron. Ông so sánh nó với tác phẩm của hai nhà làm phim tiên phong người Pháp - anh em Auguste và Louis Lumière - những người dựng cảnh bằng cách chụp những bức ảnh liên tiếp. Theo John Tisch, giáo sư vật lý laser tại Đại học Hoàng gia London, nó giống như một thiết bị có xung ánh sáng cực kỳ nhanh, có thể chiếu lên các vật liệu để lấy thông tin về phản ứng của chúng trong khoảng thời gian đó.

Cả ba người đoạt giải hôm qua đều từng giữ kỷ lục thế giới về xung ánh sáng ngắn nhất. Năm 2001, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Pháp Pierre Agostini tạo ra xung ánh sáng kéo dài chỉ 250 atto giây. Nhóm của L'Huillier vượt qua kỷ lục đó với 170 atto giây vào năm 2003. Năm 2008, nhà vật lý người Áo gốc Hungary Ferenc Krausz giảm hơn một nửa con số đó với xung 80 atto giây.

Đang giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về xung ánh sáng ngắn nhất là nhóm nghiên cứu của Woerner với thời gian 43 atto giây. Thời gian có thể tiếp tục giảm xuống chỉ còn vài atto giây với công nghệ hiện nay, Woerner ước tính.

Các chuyên gia cho biết, công nghệ tận dụng atto giây vẫn chưa trở thành xu hướng phổ biến, nhưng tương lai có vẻ hứa hẹn. Đến nay, các nhà khoa học gần như chỉ có thể sử dụng atto giây để quan sát electron. Việc kiểm soát các electron và điểu khiển chuyển động của chúng về cơ bản vẫn chưa đạt được, hoặc chỉ mới bắt đầu trở nên khả thi, theo Woerner. Việc này có thể giúp các thiết bị điện tử trở nên nhanh hơn nhiều, đồng thời châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong hóa học.

"Chúng ta sẽ không bị giới hạn ở những gì các phân tử làm một cách tự nhiên, mà thay vào đó có thể điều chỉnh chúng theo nhu cầu", Woerner nói. Ông cho biết thêm, "hóa học atto" có thể mang đến pin mặt trời hiệu quả hơn, hoặc thậm chí sử dụng năng lượng ánh sáng để sản xuất nhiên liệu sạch.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đất hiếm thực chất hiếm đến mức nào?

Đất hiếm thực chất hiếm đến mức nào?

Nhóm nguyên tố đất hiếm, gồm 17 kim loại, tương đối dồi dào trong vỏ Trái đất nhưng việc khai thác chúng lại cực kỳ khó khăn.

Đăng ngày: 04/10/2023
Một giờ bay với tốc độ Mach 15 tương đương bay hàng nghìn km?

Một giờ bay với tốc độ Mach 15 tương đương bay hàng nghìn km?

Tốc độ Mach là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tốc độ của một vật thể so với tốc độ âm thanh.

Đăng ngày: 04/10/2023
Tàu phá băng hoạt động như thế nào?

Tàu phá băng hoạt động như thế nào?

Tàu phá băng là một loại tàu đặc biệt được thiết kế và chế tạo để hoạt động trong vùng nước có băng dày.

Đăng ngày: 04/10/2023

"Anh bạn hàng xóm" của Việt Nam phát hiện 17.000 tỷ tấn siêu kho báu, trị giá 200 tỷ USD

Láng giềng Việt Nam bất ngờ phát hiện 17.000 tỷ tấn siêu kho báu trị giá 200 tỷ USD.

Đăng ngày: 04/10/2023
Có gì bên trong ấm trà chuyên được sát thủ dùng để đầu độc nạn nhân

Có gì bên trong ấm trà chuyên được sát thủ dùng để đầu độc nạn nhân

Ấm trà có thiết kế độc đáo, cho phép người giữ ấm có thể thao túng dòng chảy tùy theo ý muốn.

Đăng ngày: 03/10/2023
Thực hư về hình ảnh lưu trong mắt… người chết

Thực hư về hình ảnh lưu trong mắt… người chết

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học tự hỏi liệu mắt có thể lưu được hình ảnh về cái nhìn cuối cùng của chúng ta trước khi tắt thở hay không?

Đăng ngày: 03/10/2023
Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết sửa đổi trong DNA: Liệu con người có phải là sản phẩm của

Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết sửa đổi trong DNA: Liệu con người có phải là sản phẩm của "thiết kế"?

Chúng ta đã đến từ đâu và chúng ta sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi mà con người đã suy nghĩ từ xa xưa và cũng là hướng đi mà các nhà khoa học không ngừng khám phá.

Đăng ngày: 03/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News