Australia phát triển vệ tinh dự đoán cháy rừng

Sau thảm họa cháy rừng lịch sử, Australia hôm 4/3 cho biết đang chế tạo một vệ tinh có khả năng phát hiện khu vực dễ bùng phát cháy.

Vệ tinh do các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia phát triển, được thiết kế để hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp. Nó chỉ nhỏ như một chiếc hộp đựng giày và được trang bị công nghệ dò hồng ngoại, cho phép đo độ ẩm không khí và độ che phủ rừng dưới mặt đất.

Australia phát triển vệ tinh dự đoán cháy rừng
Đồi Balmattum cháy rực trong đêm 4/1. (Ảnh: Reddit).

"Công nghệ còn có thể được điều chỉnh để phát hiện những thay đổi ở thực vật, bao gồm cả cây thân thảo và cây thân gỗ, ví dụ như loài bạch đàn rất dễ cháy", chuyên gia viễn thám Marta Yebra cho biết. 

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch hợp tác với một công ty tư nhân để phóng vệ tinh trong 5 năm tới. Khi đi vào hoạt động, thiết bị sẽ chia sẻ dữ liệu với các nhân viên cứu hỏa, giúp xác định khu vực nào dễ bùng phát cháy và khu vực nào khó dập lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Nhờ đó, các nhà chức trách có thể chuẩn bị phương pháp ứng phó kịp thời để giảm tần suất cũng như mức độ thiệt hại của cháy rừng.

Theo các chuyên gia, sự nóng lên toàn cầu đang khiến mùa hè ở Australia dài hơn và nguy hiểm hơn. Mùa đông cũng ngày càng ngắn đi khiến công tác phòng chống cháy rừng trở nên khó khăn.

Australia vừa trải qua một trong những thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử với hơn 30 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, hơn 10 triệu ha rừng bị thiêu rụi và ít nhất một tỷ động vật chết cháy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh vi khuẩn làm bằng... giấy

Dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh vi khuẩn làm bằng... giấy

Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị giúp chẩn đoán nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng và tìm ra cách điều trị đúng nhanh hơn phương pháp trong phòng thí nghiệm vốn tốn nhiều ngày.

Đăng ngày: 03/03/2020
Loại pin mặt trời có thể tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa

Loại pin mặt trời có thể tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa

Những tấm pin mặt trời này có thể hoạt động rất tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như nhiều mây hay mưa gió.

Đăng ngày: 23/02/2020
Cô gái gốc Việt chế tạo áo khoác thời trang chống đạn giá rẻ đầu tiên trên thế giới

Cô gái gốc Việt chế tạo áo khoác thời trang chống đạn giá rẻ đầu tiên trên thế giới

Những chiếc áo khoác trông rất hợp thời trang và trẻ trung, nhưng thật ra là những chiếc áo giáp chống đạn đang cách mạng hóa ngành áo bảo hộ dân dụng.

Đăng ngày: 21/02/2020
Các nhà khoa học tìm cách tạo ra điện từ… không khí

Các nhà khoa học tìm cách tạo ra điện từ… không khí

Các nhà khoa học từ Đại học Massachusetts vừa tuyên bố tìm ra cách tạo ra điện từ… không khí nhờ một sinh vật đặc biệt.

Đăng ngày: 21/02/2020
Chế tạo thành công robot lấy máu bệnh nhân tự động

Chế tạo thành công robot lấy máu bệnh nhân tự động

Các nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) vừa công bố chế tạo thành công robot lấy mẫu máu tự động có thể thực hiện công việc này tốt hơn cả các nhân viên y tế.

Đăng ngày: 21/02/2020
Công nghệ truyền dữ liệu bằng laser giúp tốc độ internet nhanh hơn 1.000 lần

Công nghệ truyền dữ liệu bằng laser giúp tốc độ internet nhanh hơn 1.000 lần

Các nhà khoa học vừa tìm ra cách truyền dữ liệu mới giúp tốc độ internet đạt đến mức nhanh kinh ngạc.

Đăng ngày: 21/02/2020
Kính gập được là gì? Liệu nó có phải là tương lai của điện thoại?

Kính gập được là gì? Liệu nó có phải là tương lai của điện thoại?

Samsung Galaxy Z Flip là chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên với màn hình bằng kính. Các thiết bị trước đây như Samsung Galaxy Fold đều có màn hình nhựa.

Đăng ngày: 20/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News