"Bà đầm thép" là vị anh hùng của môi trường
Khi Margaret Thatcher còn là thủ tướng Anh, bà đã đưa biến đổi khí hậu, mưa axit và ô nhiễm môi trường thành các vấn đề quan trọng trên chính trường Anh và thế giới.
Vào những năm cuối thập niên 80, bà Thatcher từng đọc nhiều bài phát biểu ấn tượng về môi trường, Guardian đưa tin. Lần phát biểu đầu tiên diễn ra trong cuộc họp của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh vào ngày 27/9/1988.
"Trong suốt nhiều thế hệ qua, chúng ta luôn nghĩ rằng những nỗ lực của nhân loại sẽ khiến các hệ sinh thái và bầu khí quyển luôn ở trong trạng thái cân bằng. Nhưng với những thay đổi to lớn - như dân số bùng nổ, tình trạng đốt nhiên liệu hóa thạch, sự mở rộng của nông nghiệp - trong một giai đoạn ngắn hiện nay, chúng ta đã vô tình tạo nên một thử nghiệm khổng lồ với chính hành tinh của chúng ta", bà Thatcher nói trong diễn văn.
Cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher. (Ảnh: nation.com.pk)
Lập luận mà Thatcher sử dụng trong bài diễn văn không mới, song nó đã tác động to lớn tới các hoạt động bảo vệ môi trường. Số lượng thành viên của một số tổ chức bảo vệ môi trường, như Greenpeace hay Friends of the Earth, đã tăng nhanh chóng trong thời gian đó nhờ bài diễn văn của bà.
Bài diễn văn thứ hai được đọc trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 11/1989. Lúc đó Thatcher đã hiểu rõ tầm quan trọng về phương diện chính trị của môi trường. Nhưng thời điểm bà đọc diễn văn cũng được tính toán kỹ, bởi nó xảy ra khi đảng Xanh đang ngày càng trở nên lớn mạnh tại Anh.
"Những việc mà chúng ta đang làm là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với trái đất. Loài người và những hoạt động của loài người đang thay đổi môi trường của hành tinh theo hướng tổn hại và nguy hiểm. Hậu quả là những thay đổi trong tương lai sẽ trở nên rộng khắp hơn những thay đổi mà chúng ta từng trải qua. Thay đổi trong những đại dương xung quanh chúng ta, thay đổi trong bầu khí quyển trên đầu chúng ta sẽ dẫn tới những thay đổi trong khí hậu toàn cầu - một yếu tố có thể khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi hoàn toàn", bà nói.
"Bà đầm thép" nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo bà, các nước công nghiệp nên hỗ trợ những nước đang phát triển tránh những tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây nên.
Năm ngoái Jonathon Porrit, người đứng đầu tổ chức Friends of the Earth trong thập niên 80, đã tổng kết ảnh hưởng của Thatcher đối với phong trào bảo vệ môi trường.
"Thatcher là người đã thực hiện nhiều nỗ lực nhất trong việc đưa các vấn đề môi trường vào chương trình nghị sự quốc gia trong 60 năm qua. Từ năm 1987-1988, khi bà bắt đầu nói về tầng ozone, mưa axit và biến đổi khí hậu, nhiều người bắt đầu quan tâm tới chúng. Họ nói: Ồ, nếu Thatcher nói về các vấn đề ấy thì chắc hẳn chúng rất nghiêm trọng", Porrit nói.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.
