Bạn biết gì về chứng rối loạn lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm lý được xác định bởi các giai đoạn của rối loạn tâm trạng cực đoan. Lưỡng cực ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của người mắc. Phần lớn những người mắc chứng bệnh này đều trải qua giai đoạn trầm cảm.
Bệnh có thể chia làm hai loại là lưỡng cực I và lưỡng cực II. Rối loạn lưỡng cực I liên quan đến giai đoạn hưng cảm nặng và thường bị trầm cảm. Rối loạn hưng cảm II liên quan đến một dạng hưng cảm ít nghiêm trọng hơn gọi là hypomania.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lưỡng cực
Căng thẳng kéo dà là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do cấu trúc não. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Thời gian cuối năm học sẽ là lúc các sĩ tử tập trung tối đa cho việc ôn thi. Lúc này, việc học tập liên tục cả ngày lẫn đêm khiến sĩ tử dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Thêm vào đó, áp lực điểm số, ganh đua thành tích từ gia đình hay chính bản thân sẽ gây ra tình trạng căng thẳng.
Khi căng thẳng kéo dài sẽ làm gia tăng mức cortisol trong cơ thể, gây ra sự thay đổi trong cách thức hoạt động của não bộ và làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng rối loạn lưỡng cực.
Một số dấu hiệu thường thấy khi mắc chứng rối loạn lưỡng cực
Trong giai đoạn mắc chứng rối loạn lưỡng cực, bạn có thể gặp phải những dấu hiệu dưới đây:
- Tinh thần mệt mỏi, không muốn học tập hay suy nghĩ.
- Dễ kích động tâm lý, dễ buồn, dễ khóc mà không rõ lý do.
- Luôn có cảm giác tội lỗi, thất vọng, tự trách bản thân.
- Thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ.
- Mất dần hứng thú với các thói quen, việc làm hàng ngày.
Để tránh mắc phải căn bệnh này, các sĩ tử cần lưu ý một số điều sau:
- Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, tránh học quá sức, khi mệt cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
- Có chế độ ăn phù hợp để cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể.
- Hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, áp đặt bản thân.
- Nên dành thời gian trò chuyện, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng để não bộ nghỉ ngơi.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
