“Bắn phá” các tiểu hành tinh để cứu Trái đất không dễ như… phim viễn tưởng

Những người hâm mộ các bộ phim khoa học viễn tưởng có thể cho rằng con người có thể đơn giản thổi bay bất kỳ tiểu hành tinh nào trong quá trình nó chuẩn bị va chạm với Trái Đất.

Nhưng nghiên cứu mới nhất của một nhóm các nhà khoa học do NASA tài trợ từ Đại học Johns Hopkins tiết lộ rằng điều này sẽ không dễ dàng như trong phim.

Charles El Mir, nhà nghiên cứu từ Khoa Cơ khí của Đại học Johns Hopkins cho biết: "Chúng tôi từng tin rằng vật thể càng lớn thì càng dễ vỡ, bởi vì những vật thể lớn hơn có nhiều khả năng có sai sót. Tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi cho thấy các tiểu hành tinh mạnh hơn chúng ta từng nghĩ và cần nhiều năng lượng hơn để khiến chúng hoàn toàn tan vỡ".


Các nhà khoa học vừa cho biết việc phá vỡ các tiểu hành tinh có nguy cơ đâm vào Trái đất là không đơn giản.

Để cho ra kết quả này, các nhà khoa học đã sử dụng một mô hình máy tính để tính toán lượng năng lượng cần thiết để phá hủy một tiểu hành tinh và phá vỡ nó thành từng mảnh.

Mô hình cho thấy, ngay sau khi một tiểu hành tinh bị bắn trúng, một miệng hố và hàng triệu vết nứt lan rộng khắp tảng đá vũ trụ, khiến các phần của nó chảy như cát.

Tuy nhiên, thay vì vỡ ra, tiểu hành tinh bị tác động chỉ còn lại một lõi bị hư hỏng lớn, sau đó tạo ra lực hấp dẫn mạnh mẽ trên các mảnh vỡ.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng kết quả cuối cùng của tác động không chỉ là một "đống đổ nát" mà là một tập hợp các mảnh vỡ được giữ lỏng lẻo với nhau bởi trọng lực.

Thay vào đó, tiểu hành tinh bị tác động vẫn giữ được sức mạnh đáng kể vì nó chưa bị nứt hoàn toàn. Điều này cho thấy sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phá hủy các tiểu hành tinh.

Ramesh, giám đốc của Viện Vật liệu cực đoan Hopkins, nói thêm rằng chúng ta vẫn có cơ hội và "chỉ là vấn đề thời gian" để tìm cách xử lý các tiểu hành tinh ngoài Trái đất.

"Chúng ta cần có một ý tưởng tốt hơn về những gì chúng ta nên làm khi thời điểm đó đến và những nỗ lực khoa học như thế này là rất quan trọng để giúp chúng ta đưa ra những quyết định đó”, Ramesh nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News