Bằng một video thực tế, phi hành gia Nga dập tắt tin đồn lấy tay bịt lỗ thủng trên ISS
Sergei Prokopeva cũng khẳng định luôn rằng không có chuyện phá hoại. Mọi việc đều diễn ra êm đẹp.
Hôm thứ Hai vừa rồi, phi hành gia người Nga trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đăng tải một video khẳng định lỗ thủng trên trạm đã được bịt lại. Sergei Prokopeva chỉ cho khán giả mặt đất thấy lỗ rộng 2 milimet đã bị chặn lại bằng chất vá màu đen, nằm dưới một tấm vải lót.
Phi hành gia chỉ lỗ thủng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Mục đích của video này? Dập tắt mọi tin đồn gần đây trên mạng, rằng phi hành đoàn đã phải dùng ngón tay mình để bịt lỗ thủng lại, trước khi dùng băng dính duct tape, gạc y tế và túi đựng rác. Chỉ tay vào cái lỗ nhỏ nay đã được vá lại, Prokopeva nói rằng: "Làm gì có ai bịt được lỗ bằng tay như báo đài vẫn rùm beng mấy ngày nay".
Trong video ngắn bên dưới, cái lỗ đã bị bịt xuất hiện tại 1 phút 06.
Phi hành gia người Nga, Sergei Prokopeva chỉ cho mọi người thấy lỗ thủng đã bị bịt lại.
Cái lỗ xuất hiện vào ngày 29 tháng 8 tại khoang Soyuz, nằm tại khu vực của người Nga trên trạm ISS. Ngay ngày hôm sau, giới chức Nga đưa ra giả thuyết rằng đã có thiên thạch nhỏ va vào trạm và gây ra lỗ thủng rộng 2 milimet. Vài ngày sau tuyên bố này, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Dmitry Rogozin tỏ ra nghi ngờ đã có thể lực phá hoại, nói rằng có dấu vết của máy khoan bên ngoài trạm. "Chúng tôi không loại bỏ khả năng nào", ông Rogozin nói.
Video do Sergei Prokopeva đăng tải cũng gạt bỏ hoài nghi của những cá nhân lo lắng dưới mặt đất: "Như bạn thấy đó, mọi thứ trên trạm đều rất yên bình. Chúng tôi đang sống trong hòa bình hữu nghị, như mọi khi thôi!".

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
