Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu

Theo các nhà khoa học, trong vòng 60 năm qua các trận mưa trút xuống Trái đất nhiều hơn trước, trong khi các cơn bão lại di chuyển ngày càng chậm.

Mưa càng ngày càng xối xả

Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu
Những cơn mưa trên Trái đất ngày một nặng hạt hơn - (Ảnh: REUTERS).

Theo trang Business Insider, các nhà khoa học nhận thấy lượng mưa ngày càng nhiều hơn so với trước. Những số liệu của Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ chứng minh điều này.

Ở bang Seattle, những năm gần đây mưa nhiều hơn 30-40% so với nhiều thập kỷ trước.

Từ năm 1958 đến nay, các trận bão trên khắp nước Mỹ cũng tăng từ 10-70% lượng nước tùy nơi, trong đó cao nhất là vùng biển phía đông bắc. Chỉ trong 30 ngày qua, lượng mưa trung bình ở bờ biển phía Đông từ Miami tới Washington DC cũng đạt khoảng 254mm.

Độ ẩm trong không khí ở quốc gia này cũng tăng 7% so với trước đây.

Andreas Prein, nhà khoa học từ Tổ chức liên hiệp các trường đại học nghiên cứu khí quyển, Mỹ (UCAR) cho biết lượng mưa đỉnh điểm trong các đợt bão lớn tăng 30% trong vòng 60 năm.

"Những trận bão kinh hoàng cũng xảy ra thường xuyên hơn. Những lúc đỉnh điểm, lượng mưa có thể tăng thêm 101mm/giờ", Andreas Prein cho biết.

Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu
Mưa bão ngày càng trút nhiều nước xuống Mỹ - (Ảnh: Time).

Nguyên nhân do đâu? Các hoạt động của con người làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với lượng nước bốc hơi tăng, từ đó tăng lượng mưa.

"Lượng mưa tăng phản ánh tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra nghiêm trọng", Angeline Pendergrass từ UCAR cho biết.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết không phải mọi nơi lượng mưa đều tăng. Trong khi một vùng ngày càng ẩm ướt hơn thì một vùng khác lại trở nên cực kỳ khô hạn.

Và một khi mưa trút xuống vùng khô hạn, những trận lũ lụt dữ dội nhiều khả năng sẽ xảy ra vì đất ở đây mất dần khả năng thấm nước.

Các cơn bão giảm tốc độ

Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu
Các cơn bão ngày càng di chuyển chậm hơn. Trong ảnh là cơn bão Dennis, quét qua Key West, Floria năm 2005 với sức gió đạt 144km/h - (Ảnh: National Geographic)

Theo trang National Geographic, các nhà khoa học sau khi phân tích hơn 22 cơn bão gần đây đã đưa ra kết luận bão trên toàn cầu có xu hướng di chuyển ngày càng chậm hơn.

TS James Kossin từ Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết từ năm 1949 đến năm 2016, các trận bão toàn cầu đã giảm tốc độ khoảng 10%.

Ở một số vùng đặc biệt, chẳng hạn như bắc Thái Bình Dương, tốc độ các cơn bão chậm hơn 1/3 so với trước đây.

Điển hình như bão Ike làm chết 100 người và tàn phá phần lớn nước Mỹ vào năm 2008 đã di chuyển chậm hơn trung bình khoảng 17% nhưng sức gió tăng thêm 13%.

"Không có gì tốt đẹp cả, cường độ cơn bão vẫn giữ nguyên, đồng nghĩa với thời gian chống chịu với cơn bão tăng lên, thiệt hại sẽ nhiều hơn", James Kossin nói.

Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu
Cơn bão Harvey gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia Bắc Mỹ trong năm 2017 - (Ảnh: REUTERS).

Kossin cũng tìm hiểu tài liệu các cơn bão trong vòng hơn 70 năm qua, tuy nhiên ông không tìm ra được nguyên nhân những cơn bão ngày càng chậm hơn.

Christina Patricola, nhà sinh thái học và môi trường học ở Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, Mỹ cho biết: "Việc các cơn bão chậm hơn không làm tôi bất ngờ. Điều tôi bất ngờ ở đây là tốc độ giảm quá mạnh".

Ngoài ra, một câu hỏi khác được đặt ra chính là liệu thời gian cơn bão ở trạng thái "đứng yên" tại một vị trí nào đó có tiếp tục tăng? "Tuy nhiên rõ ràng tất cả đều không tốt", Christina Patricola nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Hiểu đúng về bão và áp thấp nhiệt đới

Hiểu đúng về bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) là từ ngữ khá quen thuốc với người dân khi có hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra.

Đăng ngày: 08/06/2018
Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế

Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, thì thảm họa núi lửa Fuego tại Guatemala ngày 3/6 vừa qua đã khiến ít nhất 62 người chết, 3000 người phải đi sơ tán, và 1,7 triệu người bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 07/06/2018
Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Thành phố Mexico City trải qua ngày nóng nhất trong vòng 99 năm qua hôm 30/5 với nhiệt độ đo được là 31,7 độ C, đánh bại kỷ lục 31,2 độ C của năm 1919, theo Strange Sounds.

Đăng ngày: 06/06/2018
Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Louise Taylor dùng điện thoại chụp lại đám mây trông giống bàn tay khổng lồ ở gần làng Tore, cao nguyên Scotland, Sun hôm 5/6 đưa tin.

Đăng ngày: 06/06/2018
Biến nhựa thành xăng dầu: Giải pháp 2 trong 1 cho vấn đề chất thải nhựa

Biến nhựa thành xăng dầu: Giải pháp 2 trong 1 cho vấn đề chất thải nhựa

Ô nhiễm từ rác thải nhựa, nylon và cạn kiệt dầu mỏ là hai trong số nhiều vấn đề con người đang phải đối mặt.

Đăng ngày: 06/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News