Báo động tình trạng sông băng tan chảy tại dãy Kỳ Liên Sơn (Trung Quốc)

Các sông băng trên dãy Kỳ Liên Sơn của Trung Quốc đang biến mất với tốc độ nhanh trong khi tình trạng Trái đất ấm lên dẫn đến sự thay đổi khó lường.

Theo dữ liệu của Viện Khoa học, diện tích sông băng tại dãy núi dài 800km này trong giai đoạn từ năm 1990-2010 thu hẹp nhanh hơn 50% so với giai đoạn từ năm 1956-1990. Điều đáng báo động không kém là độ dày của sông băng cũng giảm, với khoảng 13 mét băng biến mất do nhiệt độ tăng.

Báo động tình trạng sông băng tan chảy tại dãy Kỳ Liên Sơn (Trung Quốc)
Các nhà khoa học cho biết các sông băng ở Trung Quốc đang tan chảy với tốc độ đáng kinh ngạc. (Ảnh: edition.cnn.com).

Sông băng Laohugou số 12 nằm trên rìa Đông Bắc cao nguyên Tây Tạng đã rút khoảng 450 mét, tức là khoảng 7%, kể từ đầu năm 1950 khi các nhà nghiên cứu lập trạm quan trắc đầu tiên của Trung Quốc để nghiên cứu sông băng này. Tốc độ tan chảy của sông băng này tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Giám đốc trạm quan trắc Qin Xiang đánh giá sông băng này đang thu hẹp với tốc độ "choáng váng". Với diện tích 20km2, Laohugou số 12 là sông băng lớn nhất ở dãy Kỳ Liên Sơn. 

Được mệnh danh là cực thứ ba của thế giới, cao nguyên Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ sau Nam cực và Bắc cực. Tuy nhiên, ông Qin Xiang cho biết kể từ đầu năm 1950, nhiệt độ trung bình tại khu vực này đã tăng thêm khoảng 1,5 độ C và không có dấu hiệu ngừng tăng lên, đe dọa 2.684 sông băng tại dãy Kỳ Liên Sơn.

Chuyên gia Shen Yongping thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết tốc độ băng tan trên dãy núi này có nguy cơ lên đến mức đỉnh trong vòng một thập niên, sau đó tốc độ tan sẽ giảm mạnh do các dòng sông băng nhỏ hơn và ít hơn. Ông cảnh báo điều này có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng về nước.

Các nhà khoa học cho rằng những thay đổi ở Kỳ Liên Sơn cũng phản ánh xu hướng băng tan tương tự tại nhiều khu vực khác của cao nguyên Tây Tạng, vốn là nguồn nước của sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) và nhiều con sông lớn khác tại châu Á.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão số 13 giật cấp 15 có tên quốc tế Vamco đang vào biển Đông

Bão số 13 giật cấp 15 có tên quốc tế Vamco đang vào biển Đông

Trưa nay, 10/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát tin đầu tiên về bão Vamco, đây là cơn bão mạnh, khả năng sẽ ảnh hưởng vào miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 10/11/2020
Hình ảnh bão số 12

Hình ảnh bão số 12 "thổi xiêu vẹo" người đi đường, quật đổ cây xanh

8h sáng nay 10/11, bão số 12 áp sát bờ biển các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận, gây mưa và gió rất mạnh ở nhiều nơi.

Đăng ngày: 10/11/2020
Bão Etau mạnh lên, bốn tỉnh sơ tán dân

Bão Etau mạnh lên, bốn tỉnh sơ tán dân

Do ảnh hưởng của bão số 12, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và An Nhơn (Bình Định) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Đăng ngày: 10/11/2020
Bão số 12 gây mưa rất lớn ở miền Trung, bão số 13 đã

Bão số 12 gây mưa rất lớn ở miền Trung, bão số 13 đã "lấp ló" vào biển Đông

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, khoảng 8 giờ sáng nay, bão cách bờ biển Bình Định- Khánh Hòa 450 km với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Đăng ngày: 09/11/2020
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Etau - cơn bão số 12 trong năm nay

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Etau - cơn bão số 12 trong năm nay

Sáng 9/11, bão số 12 cách đảo Song Tử Tây 180 km về về Bắc, sức gió mạnh nhất 75 km/h, cấp 8, giật cấp 10.

Đăng ngày: 09/11/2020
Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?

Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?

Lò đốt rác thải sinh hoạt Amager Bakke ở Đan Mạch nổi tiếng đến nỗi nơi đây trở thành điểm du lịch thu hút khách tham quan và là một trong những lò đốt rác lấy nhiên liệu sạch nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 07/11/2020
Bom thời tiết là gì và sức công phá của nó như thế nào?

Bom thời tiết là gì và sức công phá của nó như thế nào?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm “bom thời tiết” và biết được sức công phá của nó lớn đến mức nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 06/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News