Bão số 3 Maon mạnh, di chuyển rất nhanh, gây mưa lớn ở miền Bắc

Theo chuyên gia, thời điểm mạnh nhất bão số 3 (bão Maon) có thể đạt cấp 12, giật cấp 15. Bão số 3 được nhận định có 2 kịch bản di chuyển, nhưng kịch bản nào thì cũng sẽ gây mưa lớn ở miền Bắc.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 là cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh.

Nói về kịch bản di chuyển của cơn bão này trong các giờ tiếp theo, ông Hưởng đưa ra nhận định: Kịch bản có khả năng cao nhất hiện nay (xác suất khoảng 80%) là bão sẽ di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sau đó di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi vào khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông, tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.

Ngoài kịch bản trên, một kịch bản khác có thể xảy ra với bão số 3 (xác suất khoảng 10-20%) là bão sẽ đổ bộ phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó đi vào phía Bắc Vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, Vịnh Bắc Bộ và đất liền các tỉnh miền Bắc nước ta sẽ chịu tác động mạnh hơn của bão số 3 với mưa lớn, gió giật mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Hưởng, với cả hai kịch bản, đất liền các tỉnh miền Bắc nước ta đều có mưa lớn theo mức độ khác nhau.


Vị trí và hướng di chuyển của bão số 3. (Ảnh: NCHMF).

Còn theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 116,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 420km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 13h ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 450km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông và phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội.

Ở khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) từ khoảng trưa ngày 25/8 gió mạnh dần lên cấp 5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Biển động mạnh.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ chiều tối ngày 25/8, khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng khả năng có gió giật mạnh cấp 6-7.

Cảnh báo mưa lớn: Từ chiều ngày 25/8 đến đêm 26/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 250mm; Thanh Hóa 50-100mm, có nơi trên 150mm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 19/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News