Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ từ "virus vũ trụ"
Một "quả bom" vũ trụ nhỏ gọn, len lỏi theo hình xoắn ốc vào tận lõi của một ngôi sao khác tạo ra siêu tân tinh VT 1210 + 4956, dội vào đài thiên văn Trái đất tín hiệu vô tuyến cực mạnh.
Theo Sci-News, các nhà thiên văn học lý thuyết đã dự đoán được điều này, nhưng đây là lần đầu tiên một kính thiên văn ghi lại được khoảnh khắc ngoạn mục.
VT 1210 + 4956 trước đó là một cặp đôi, gồm một ngôi sao và một sao neutron, hoặc một lỗ đen nhỏ bé. Sao neutron hay lỗ đen nhỏ này đã hoạt động như một "virus vũ trụ đáng sợ", tấn công ngôi sao đồng hành bằng cách chui xuyên qua các lớp của ngôi sao, vào tận phần lõi để rồi phát nổ.
Siêu tân tinh kỳ lạ vừa được phát hiện qua tín hiệu vô tuyến bất ngờ - (Ảnh: VLASS).
Kết quả là ngôi sao đồng hành đã phát nổ thành một siêu tân tinh, phát xạ vô tuyến mạnh mẽ. Những tín hiệu vô tuyến này đã được kính viễn vọng VLA của NSF (đặt tại New Mexico) thu thập được thông qua chương trình lập bản đồ vô tuyến bầu trời VLASS.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Dillon Dong từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã sử dụng thêm kính viễn vọng Keck của Đài quan sát WM Keck (đặt tại Hawaii) để tìm hiểu rõ hơn về chùm tín hiệu vô tuyến rực rỡ kia, và lần ra nguyên nhân dẫn đến vụ nổ.
Sao neutron hay lỗ đen thường là tàn tích của một siêu tân tinh - sản phẩm cuối cùng khi một ngôi sao chết đi và sụp đổ nhiều lần. Chúng đều được biết đến như những vật thể hung hãn nhất vũ trụ, nhưng một vụ tấn công theo kiểu nói trên với chính ngôi sao đồng hành, là một hiện tượng vô cùng kỳ lạ.
Ước tính nó đã thâm nhập bầu khí quyển của ngôi sao đồng hành từ 300 năm về trước. Khi chui được vào lõi ngôi sao, nó đã làm gián đoạn phản ứng tổng hợp hạt nhân - vốn tạo ra năng lượng giữ cho lõi ngôi sao không bị sụp đổ bởi trọng lực của chính nó. Sự gián đoạn này đã gây ra vụ nổ.
Sau siêu tân tinh, những gì còn lại sẽ là một lỗ đen hay một sao neutron khác.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
