Bất ngờ phát hiện hóa thạch tiết lộ loài chim lội nước mới
Các nhà sinh vật học phát hiện một loài chim đã tuyệt chủng cách đây nhiều thế kỷ thông qua mẫu vật hóa thạch trên đảo Henderson.
Theo báo cáo trên Tạp chí Động vật học của Hiệp hội Linnean vào tuần trước, sinh vật có tên Prosobonia sauli mới là thành viên thứ năm được biết đến trong chi Prosobonia - bao gồm các loài chim lội nước thuộc họ Dẽ bị giới hạn phạm vi sống trên quần đảo Polynesia xa xôi ở Thái Bình Dương.
Mô phỏng loài chim lội nước Prosobonia sauli. (Ảnh: George Edward Lodge).
Ngoại trừ Prosobonia parvirostris, cả bốn loài Prosobonia còn lại đều không còn tồn tại trên Trái Đất. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Vanesa De Pietri, Giám đốc Nghiên cứu tại Bảo tàng Canterbury của New Zealand, Prosobonia sauli có thể đã tuyệt chủng ngay sau khi con người đặt chân lên hòn đảo Henderson, điều mà các nhà khảo cổ học ước tính không xảy ra sớm hơn thế kỷ 11.
"Con người có thể đã mang theo những con chuột lắt Polynesia lên đảo Henderson. Đây là một loài xâm lấn và ăn tạp (ăn cả trứng và chim non), khiến quần thể P. sauli suy giảm nhanh chóng", De Pietri giải thích.
So với loài P. parvirostris còn sống ngày nay, P. sauli có chân dài hơn và mỏ thẳng hơn. Sự khác biệt này có thể là một đặc điểm tiến hóa giúp chúng thích nghi với môi trường sống trên đảo Henderson.
P. parvirostris là loài chim duy nhất còn tồn tại trong chi Prosobonia. (Ảnh: Geoff Jones).
Henderson là hòn đảo lớn nhất trong nhóm đảo Pitcairn ở phía nam Thái Bình Dương. Nó trở thành đảo hoang từ thế kỷ 15 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1988.
"Hòn đảo này thực sự đáng chú ý vì có nhiều loài chim đất đặc hữu không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Từng có ít nhất 5 loài Prosobonia sống ở đây nhưng hiện chỉ còn một loài tồn tại và số lượng của nó cũng đã giảm", De Pietri nhấn mạnh.
Bên cạnh De Pietri, công trình nghiên cứu này còn có sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế đến từ Australia, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan và Trung Quốc, với sự tài trợ từ Quỹ Marsden và Quỹ RS Allan do Hiệp hội Hoàng gia Te Apārangi và Bảo tàng Canterbury quản lý.

Hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp lần đầu được tiết lộ
Bằng việc sử dụng tia vũ trụ, quét 3D hồng ngoại, laser, các chuyên gia Ai Cập và nước ngoài đã xây dựng hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp.

Chiếc bình vuông bằng đồng thời chiến quốc có giá gần 200 tỷ
Mới đây, bức ảnh về một chiếc bình vuông bằng đồng quý hiếm từ thời Chiến Quốc được chụp lại ngay lập tức gây chấn động và thu hút sự chú ý kỳ lạ đến mê đắm của giới mộ điệu đồ đồng trên toàn thế giới.

Tìm thấy bình cổ chứa tiền vàng ở Jerusalem
Một chiếc bình nhỏ được tìm thấy ở khu Do Thái của thủ đô Israel vào tháng trước. Trong bình có 4 đồng tiền vàng, tương đương với 4 tháng lương của một người lao động phổ thông cách đây hơn 1.000 năm.

Đi hái nấm, người đàn ông vấp phải báu vật vô giá 3.300 năm
Những hiện vật mang giá trị khảo cổ lớn, nguyên vẹn đến kinh ngạc, đã biến buổi hái nấm của người đàn ông CH Czech thành cuộc săn tìm báu vật.

Máy xúc đào đường múc lên… cả một kho báu đầy trang sức 900 năm
Một kho báu khảo cổ thực sự đã lộ diện ở Ba Lan nhờ quá trình thi công hệ thống khí đốt ở làng Poniaty Wiekie.

Đào mương, phát hiện 13 hầm mộ và "thành phố ma" đầy kho báu
Dự định đào mương nước của một người dân đã biến thành cuộc khảo cổ vĩ đại khi radar khảo sát khu đất liên tục tìm thấy hầm mộ dạng gò, thuyền và nhiều đền đài hơn ngàn năm tuổi.
