Bầu trời Trái đất nứt đôi vì tác động vũ trụ, ánh sáng hồng cam tràn ngập

Người dân vùng nông thôn băng giá Tromso của Na Uy đã chứng kiến một bầu trời ngập ánh sáng hồng cam kỳ lạ, bị nghi ngờ là do một quả cầu plasma hay một kiểu gió vũ trụ khốc liệt, xẻ đôi từ quyển Trái Đất.

Theo tờ Space, những bức ảnh mê hoặc được chụp ở Na Uy hôm 10-12 đang khiến các nhà thiên văn tranh cãi, bởi xuất hiện một thứ giống như cực quang nhưng không phải cực quang: Thay vì ánh sáng màu xanh lá, một cái gì đó màu hồng cam kỳ lạ đang nhảy múa trên bầu trời.

Nhiếp ảnh gia chuyên săn tìm cực quang Markus Varik, người đã có nhiều năm theo dõi thứ "ánh sáng phương Bắc" kỳ lạ này và là chủ nhân của nhiều bức hình chụp hiện tượng đêm 10-12, thừa nhận ông chưa từng thấy bất cứ thứ gì giống như vậy.

Bầu trời Trái đất nứt đôi vì tác động vũ trụ, ánh sáng hồng cam tràn ngập
Hiện tượng lạ lùng xảy ra ở Na Uy - (Ảnh: Markus Varik).

Các nhà khoa học cho rằng có một thứ khả dĩ nhất để giải thích cho cực quang lạ là một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) rất đặc biệt từ Mặt trời. Đó là những quả cầu plasma bắn ra khi Mặt trời giận dữ, thường tạo ra cực quang khi va chạm với từ quyển Trái Đất.

Tuy nhiên một điều kỳ lạ xảy ra: Họ đã tìm kiếm trong dữ liệu thời tiết không gian và không thấy bất kỳ vụ phóng CME nào gần đây.

Bầu trời Trái đất nứt đôi vì tác động vũ trụ, ánh sáng hồng cam tràn ngập
Ánh sáng hồng cam cực hiếm gặp tuôn khắp bầu trời - (Ảnh: Markus Varik).

Các nhà khoa học từ Bảo tàng Hoàng gia Greenwich (Anh) chỉ ra một nguyên nhân khác, đó là một cơn gió vũ trụ - cũng từ Mặt trời của chúng ta - mạnh bất thường và xâm nhập được sâu vào bầu khí quyển của Trái Đất, khoét sâu đến vị trí 100 km phía trên bề mặt hành tinh.

Khi đó, cơn gió sao hiểm hóc xé đôi từ quyển và khí quyển, tương tác với nitơ để tạo ra dòng suối ánh sáng hồng cam mê hoặc, thay vì tạo ánh sáng xanh do tương tác với oxy ở tầng cao hơn.

Điều này thực ra được suy ra gián tiếp từ một sự kiện hồi tháng 11, cực quang hồng xuất hiện sau khi một cơn bão địa từ - gây ra bởi những quả pháo sáng vũ trụ mà Mặt trời bắn ra - xé toạc từ quyển và tạo đường cho gió sao chui sâu xuống bầu khí quyển.

Còn những gì đã thực sự xảy ra trong một hiện tượng có vẻ mang tầm vóc còn lớn hơn hôm 10-12 vẫn là một bí ẩn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công ty Mỹ xây nhà máy sản xuất trong vũ trụ

Công ty Mỹ xây nhà máy sản xuất trong vũ trụ

Tổ hợp ThinkPlatform do công ty ThinkOrbital phát triển có thể vừa sản xuất hàng hóa vừa thu thập và xử lý rác vũ trụ trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 19/12/2022
Tàu NASA đâm tiểu hành tinh làm văng 10 triệu kg vật chất

Tàu NASA đâm tiểu hành tinh làm văng 10 triệu kg vật chất

Vụ va chạm giữa tàu DART với tiểu hành tinh Dimorphos khiến 1 - 10 triệu kg vật chất bắn ra không gian, cho thấy hiệu quả của thử nghiệm.

Đăng ngày: 19/12/2022
Phát hiện thiên hà cách Trái đất 33 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện thiên hà cách Trái đất 33 tỷ năm ánh sáng

Với khoảng cách rất xa, ánh sáng từ thiên hà JADES-GS-z13-0 phải mất hơn 13,4 tỷ năm mới đến được Kính viễn vọng Không gian James Webb.

Đăng ngày: 17/12/2022
NASA công bố ảnh sốc về

NASA công bố ảnh sốc về "địa ngục" của Hệ Mặt trời

Bức ảnh chụp bằng camera hồng ngoại từ tàu vũ trụ Juno của NASA cho thấy một thiên thể chi chít hàng chục núi lửa khổng lồ nóng đỏ dung nham.

Đăng ngày: 16/12/2022
Tàu vũ trụ của Hàn Quốc sẽ bay vào quỹ đạo của Mặt trăng

Tàu vũ trụ của Hàn Quốc sẽ bay vào quỹ đạo của Mặt trăng

Tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên của Hàn Quốc mang tên ”Danuri” sẽ tới vị trí cách Mặt trăng 108km vào rạng sáng 17/12.

Đăng ngày: 16/12/2022
Chuyến đi bộ ngoài không gian bị hủy bỏ do tàu vũ trụ Soyuz gặp sự cố

Chuyến đi bộ ngoài không gian bị hủy bỏ do tàu vũ trụ Soyuz gặp sự cố

Cảnh quay của NASA cho thấy một loạt hạt giống như bông tuyết phun ra từ phần phía sau của tàu vũ trụ Soyuz MS-22.

Đăng ngày: 16/12/2022
Các công ty Nhật Bản đang tìm cách trồng lương thực trên Mặt trăng

Các công ty Nhật Bản đang tìm cách trồng lương thực trên Mặt trăng

Trồng cây, làm ruộng…. là hướng đi của một số công ty đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản để cho phép con người có thể sống trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News