"Bẫy" kích thước nano vô hiệu hóa virus truyền nhiễm
Loại bẫy này được đưa vào cơ thể để "bắt" virus viêm gan B hoặc adenovirus và vô hiệu hóa, có thể sử dụng như phương tiện vận chuyển thuốc.
Nhóm nghiên cứu Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) từ năm 2019 phát triển một loại "bẫy" kích thước nano, giống như một lỗ rỗng, được tạo từ phương pháp DNA orgami (gấp đoạn DNA thành hình dạng hai chiều, ba chiều khác nhau).
Bẫy có kích thước nano, được đưa vào cơ thể người để vô hiệu hóa adenovirus gây truyền nhiễm. (Ảnh: Science Daily).
Theo nhóm nghiên cứu, việc lựa chọn chính xác vị trí các điểm gấp và tìm ra kích thước bẫy để bắt virus siêu nhỏ là yếu tố quan trọng. "Việc xây dựng lỗ rỗng có cấu trúc chắc chắn và kích thước siêu nhỏ để khiến virus không thể chui ra khỏi bẫy là thách thức lớn với nhóm", Hendrik Dietz, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Bẫy được nhóm thiết kế theo hình icosahedron, tạo thành từ 20 bề mặt hình tam giác, bên trong rỗng để tạo không gian virus đi vào và mắc bẫy. Hendrik Dietz cho biết, bằng cách này, nhóm có thể thay đổi từng tấm hình tam giác nhỏ để phù hợp với từng loại virus. Virus có kích thước tối đa 180 tiểu đơn vị protein dễ dàng mắc bẫy.
Để ngăn các bẫy nano bị phân hủy trong cơ thể, nhóm thực hiện bước chiếu xạ vào các khối tam giác bằng tia UV và dùng polyethylene glycol và oligolysine xử lý bên ngoài. Kết quả thử nghiệm cho thấy, bẫy nano khi đưa vào huyết thanh chuột, có thể ổn định trong 24 giờ.
Vi khuẩn có một quá trình trao đổi chất và tấn công chúng theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, virus không có quá trình chuyển hóa riêng, đó là lý do tại sao các loại thuốc kháng virus luôn nhắm được mục tiêu chống lại một enzyme cụ thể của virus đó. Tuy nhiên, cách nghiên cứu này cần nhiều thời gian trong khi độ lây nhiễm của virus nhanh hơn rất nhiều.
Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên chuột để đánh giá khả năng tiếp nhận. Ngoài dùng để tiêu diệt virus truyền nhiễm, bẫy này có thể sử dụng như một phương tiên vận chuyển kháng nguyên, thuốc vào cơ thể.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?
Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê
