Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng dự phòng bằng vaccine đậu mùa không?

Cho đến nay, số người mắc bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện đã trên 1.000 người và xuất hiện trên 29 quốc gia, phần lớn tập trung ở châu Âu. Vậy có khả năng nó trở thành đại dịch nguy hiểm trong tương lai hay không và con người cần làm những gì để ngăn chặn nó?

Đậu mùa khỉ có khả năng thành đại dịch không?

Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh vốn không quá nguy hiểm và đáng lo ngại dựa trên khía cạnh vật chủ, tốc độ lây nhiễm và độ độc. Tuy nhiên, hiện tượng lây nhiễm với số lượng người và phạm vi "bất thường" xảy ra gần đây, ngành y tế của các quốc gia phải quan tâm "cẩn thận".

Do vẫn có một khả năng nào đó chủng virus có thể đột biến và tạo ra chủng mới "nguy hiểm" hơn chủng cũ. Công tác dự phòng với các trang thiết bị cần thiết và tích trữ một lượng vaccine đậu mùa sẵn sàng (ít nhất đủ để chủng ngừa các nhân viên y tế) là cần thiết.

Nhóm người có nguy cơ cao đối với bệnh này là người có bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, trẻ em (nhỏ hơn 8 tuổi), phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người có bệnh nền về nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng phổi… có thể trở nặng và cần phải được điều trị bằng các thuốc kháng virus, kháng thể và các hỗ trợ y tế khác.

Có thể sử dụng vaccine bệnh đậu mùa để ngăn bệnh đậu mùa khỉ không?

Trước khi nói về đậu mùa khỉ, chúng ta nên nhớ lại một căn bệnh có mối liên hệ rất gần với nó, có tên là "Smallpox", hay còn được gọi là "bệnh đậu mùa". Bệnh đậu mùa từng là cơn ác mộng của loài người với khả năng dễ lây lan và có tỉ lệ chết khoảng 3/10 người.

Căn bệnh này có nguồn gốc từ rất lâu, được tìm thấy từ các xác ướp Ai Cập có tuổi trên 3.000 năm hoặc trong các ghi nhận ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Nguyên nhân gây bệnh này là do virus variola. Virus này có kích thước khoảng 200nm, có hệ di truyền là DNA sợi đôi. Trong phân loại nó thuộc chi Orthopoxvirus.

Đây cũng là căn bệnh gắn liền với lịch sử phát triển vaccine của loài người. Khi đó người ta thấy rằng việc cho những người lành tiếp xúc với "các thứ" từ mụn đậu mùa đã lành từ người bệnh qua cách chà xát lên da hoặc hít vào đường mũi có thể làm cho họ bị bệnh nhẹ và giảm tỉ lệ chết do bệnh đậu mùa.

Đến năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ người Anh, đã quan sát thấy rằng những người vắt sữa bò mắc những căn bệnh nhẹ từ virus đậu mùa của bò sẽ có khả năng chống lại bệnh đậu mùa ở người. Từ đó ông đặt nền tảng cho sự phát triển của vaccine khi sử dụng loại virus từ đậu mùa bò, sau này được đặt tên là vaccinia, để ngừa cho bệnh đậu mùa.

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng dự phòng bằng vaccine đậu mùa không?
Đậu mùa khỉ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhờ vào sự phát triển của vaccine này mà bệnh đậu mùa ở người đã bị đẩy lùi nhanh chóng. Đến năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đã "tiệt chủng" loài virus này trên trái đất. Thậm chí các chiến dịch chích vaccine này cũng không còn cần thiết ở hầu hết các nơi. Do vậy, hầu như những ai sinh sau năm 1980 không còn phải chích vaccine để phòng bệnh đậu mùa (một số nơi đã dừng trước đó như Mỹ từ năm 1972, UK từ 1971).

Hiện nay, chỉ có 2 nơi duy nhất trên thế giới lưu trữ đông lạnh chủng virus đậu mùa smallpox nhằm mục đích nghiên cứu (khi cần thiết) là ở Atlanta của Mỹ và ở Novosibirsk của Nga.

Trở lại câu chuyện dịch bệnh đậu mùa khỉ gần đây, monkeypox virus cũng là một virus họ hàng gần của smallpox virus, chung một chi là Orthopoxvirus.

Tuy nhiên monkeypox có một số điểm quan trọng khác với smallpox virus là:

1. Vật chủ tự nhiên của monkeypox là động vật, các loài gặm nhấm ở vùng châu Phi và một số loài khỉ. Virus này ít khi nhiễm lên người. Ca nhiễm trên người đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970 ở nước cộng hòa Congo và sau đó là xảy ra rãi rác ở các nước châu Phi khác. Một số ca xảy ra ở ngoài châu Phi như Mỹ, Singapore, Israel, UK đều liên quan đến khách du lịch hoặc nhập khẩu động vật từ châu Phi.

2. So với bệnh đậu mùa người (Smallpox) thì bệnh đậu mùa khỉ tuy có các biểu hiện bệnh tương tự như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, nổi mụn nước trên da nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn. Tỉ lệ tử vong ở người mắc monkeypox là từ 1%-15%, trong khi đó ở smallpox là khoảng 30%.

3. Monkeypox lây lan chủ yếu từ động vật lên người với vật chủ thường là loài gặm nhấm (chuột, sóc, prairie dog). Lây lan giữa người và người hiện nay vẫn còn rất hạn chế.

Hiện nay để ngăn chặn sự lây lan của virus monkeypox ở những vùng dịch hoặc những người làm những công việc liên quan đến tiếp xúc những nguồn lây nhiễm virus này, người ta sử dụng vaccine để chủng ngừa smallpox. Vì 2 loài virus này có họ hàng rất gần nhau nên vaccine ngừa smallpox cũng có thể giúp tạo hiệu quả bảo vệ trước monkeypox khoảng 70-85%.

Dù tới nay vẫn chưa cần thiết để sử dụng vaccine này đại trà, nhưng trong tình hình xấu nhất thì vaccine này có thể được sử dụng để chống lại sự lây lan của loại virus này trong cộng đồng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu khác nhau thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu khác nhau thế nào?

Dù bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể chung một số triệu chứng như sốt, phát ban, đau nhức cơ thể và mệt mỏi, nhưng hai bệnh này có sự khác biệt rõ ràng.

Đăng ngày: 10/06/2022
Những thực phẩm

Những thực phẩm "vô thưởng nhưng không vô phạt"

Không có loại đồ ăn nào hoàn toàn xấu. Dẫu vậy, việc một số thực phẩm không mang lại lợi ích cho cơ thể, hay còn gọi là “calo rỗng”, có thể vô tình gây ra tác hại với sức khỏe.

Đăng ngày: 08/06/2022
Phát hiện mới: Tuổi đời lá gan của hầu hết mọi người đaều chỉ... 3 tuổi

Phát hiện mới: Tuổi đời lá gan của hầu hết mọi người đaều chỉ... 3 tuổi

Một nghiên cứu vừa được công bố tuần qua cho biết lá gan của con người vẫn trẻ trung dù cho chúng ta ngày một già đi.

Đăng ngày: 08/06/2022
Kỳ lạ người đàn ông có 10 nhân cách khác nhau

Kỳ lạ người đàn ông có 10 nhân cách khác nhau

Người đàn ông 22 tuổi gặp phải tình trạng khổ sở khi có 10 nhân cách khác nhau, không thể tự mình rời khỏi nhà.

Đăng ngày: 07/06/2022
Robot nano tiêu diệt vi khuẩn quanh vết thương

Robot nano tiêu diệt vi khuẩn quanh vết thương

Các nhà nghiên cứu tạo ra những hạt tự động di chuyển nhờ motor protein giúp vận chuyển thuốc qua dịch cơ thể.

Đăng ngày: 07/06/2022
Rác thải y tế có thể khiến virus bệnh đậu mùa khỉ lây lan

Rác thải y tế có thể khiến virus bệnh đậu mùa khỉ lây lan

Virus đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, các chuyên gia y tế lo ngại rác thải y tế có thể là nguyên nhân khiến virus lây truyền sang người.

Đăng ngày: 06/06/2022
Lý do bất ngờ khiến người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ

Lý do bất ngờ khiến người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ

Không chỉ là căn bệnh của người bị thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, gan nhiễm mỡ có thể gặp ở cả trường hợp gầy

Đăng ngày: 06/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News