Bệnh lậu sắp vô phương cứu chữa?
Lậu, một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm đang ngày càng có biểu hiện kháng thuốc mạnh mẽ và có thể sẽ không thể chữa khỏi trong một thời gian ngắn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.
>>> Bệnh lậu làm gia tăng nguy cơ ung thư
Hiện WHO đang thúc giục các chính phủ và ngành y tế tăng cường theo dõi diễn tiến kháng thuốc của vi khuẩn bệnh lậu, một căn bệnh có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm nhiễm, vô sinh, sinh quái thai và trong các ca nặng, có thể gây tử vong lúc sinh nở. Những đứa trẻ sinh ra khi mẹ mắc bệnh lậu sẽ có nguy cơ viêm mắt tới 50% mà hậu quả nặng nhất là bị mù.
Chỉ trong vòng 1-2 năm tới, lậu sẽ trở thành bệnh không thể cứu chữa?
“Vi khuẩn này đang không đáp ứng với mọi loại thuốc kháng sinh mà chúng tôi sử dụng”, Bác sĩ Manjula Lusti-Narasimhan thuộc Ban các bệnh STDs của WHO cho biết. Ngay cả nhóm kháng sinh cephalosporins, vốn được cho là phòng tuyến điều trị cuối cùng của y học hiện nay, cũng không phải là ngoại lệ.
“Chỉ trong vòng một hai năm nữa, nó sẽ có thể kháng lại mọi lựa chọn điều trị mà chúng ta có trong tay”.
Trước đây, bệnh lậu có thể chữa khỏi dễ dàng nhờ penicillin. Đây là căn bệnh STDs phổ biến thứ hai chỉ sau Chlamydia, một căn bệnh nhiễm khuẩn mới xuất hiện trên thế giới. Theo ước tính của WHO, có khoảng 106 triệu người bị mắc bệnh lậu mỗi năm trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh STD khác như HIV.
“Đây không phải là vấn đề của riêng châu Âu hay châu Phi, mà là vấn đề của cả hành tinh”, bác sĩ Lusti-Narasimhan cho biết.
Các nhà khoa học tin rằng, chính việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách, kết hợp với khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên của vi khuẩn lậu đã khiến cho căn bệnh này sắp trở thành “siêu vi khuẩn”. Chúng đã đột biến gene theo hướng khỏe hơn, nhờn kháng sinh hơn, sau đó nhanh chóng truyền bá gene này ra đồng loại.
Thực ra nhờn thuốc là vấn đề mà mọi loại kháng sinh đều gặp phải theo thời gian, song vi khuẩn lậu đã cho thấy khả năng thích ứng của chúng là siêu tốc. Chúng có khả năng thu nhặt các DNA ưu việt từ vi khuẩn khác cực nhanh, WHO cho biết.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
