Bệnh lây từ động vật có thể gây tử vong gấp 12 lần vào 2050
Nghiên cứu cho thấy số ca tử vong vì các bệnh lây truyền từ động vật sang người trong năm 2050 có thể gấp 12 lần so với năm 2020.
Theo Công ty Công nghệ Sinh học Ginkgo Biowork, dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng. Các chuyên gia nhận thấy số lượng đợt dịch đã tăng gần 5% mỗi năm, từ năm 1963 đến năm 2019, tỷ lệ tử vong tăng 9%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết số liệu thực tế có thể cao hơn, bởi họ không tính đến số ca tử vong do Covid-19.
"Nếu tốc độ dịch bệnh tiếp tục tăng như trên, chúng tôi dự đoán các mầm bệnh sẽ gây số ca tử vong vào năm 2050 cao nhiều hơn 12 lần so với năm 2020", đại diện nhóm nghiên cứu nói.
Công trình do đơn vị này thực hiện, công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ Global Health), đã phân tích xu hướng lịch sử của 4 loại bệnh cụ thể, thuộc nhóm filovirus, gồm Ebola, Marburg, SARS, virus Nipah và virus Machupo.
Các nhà khoa học đã xem xét hơn 3.000 đợt bùng phát từ năm 1963 đến năm 2019 và xác định được 75 dịch bệnh truyền từ động vật sang người ở 24 quốc gia. Chúng bao gồm những dịch được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, các đợt bùng phát kể từ năm 1963 khiến 50 người thiệt mạng trở lên, các đợt đại dịch mang tính lịch sử, như dịch cúm năm 1918 và 1957.
Một nhà nghiên cứu tìm kiếm dấu hiệu của bệnh sốt rét, Zika và các mầm bệnh khác trên một con dơi ở Uganda. (Ảnh: National Geographic)
Tổng cộng, dịch bệnh gây ra 17.000 ca tử vong, trong đó 15.000 ca do filovirus, xảy ra chủ yếu ở châu Phi. Các nhà khoa học cho biết cần có thêm bằng chứng về các đợt dịch gần đây, lây từ động vật sang người để cho thấy chúng không phải loại dịch bệnh ngẫu nhiên, mà tuân theo một xu hướng sẽ kéo dài nhiều thập kỷ.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị các nước cần có hành động khẩn cấp để giải quyết các rủi ro ngày càng tăng đối với sức khỏe toàn cầu.
Các virus từ động vật xuất hiện ngày càng nhiều do hoạt động chăn nuôi, xâm lấn của con người vào môi trường tự nhiên, có thể gây bệnh từ nhẹ, nghiêm trọng đến tử vong. Sau Covid-19, các mầm bệnh mới như virus Marburg ở châu Phi, virus Langya ở Trung Quốc lần lượt xuất hiện. Một số căn bệnh tưởng chừng chỉ lưu hành ở những khu vực cụ thể, giờ đây lây lan ra nhiều quốc gia, chẳng hạn đậu mùa khỉ. Điểm chung của chúng là đều bắt nguồn từ động vật.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
