Bí ẩn y khoa tiết lộ một vật chủ mới của giun tròn ký sinh trên chuột

Bệnh này có thể lây truyền qua việc ăn rết, ếch, ốc sên và các sinh vật khác.

Khi một phụ nữ 78 tuổi nhập viện ở Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 phàn nàn về cơn đau đầu, tình trạng uể oải và cổ cứng đờ, ban đầu các bác sĩ rất bối rối. Bệnh nhân bị viêm màng não, nhưng không có dấu hiệu nào của vi khuẩn hay virus có thể gây ra bệnh này.


Rết đầu đỏ Trung Quốc.

Sau đó một cuộc kiểm tra dịch não tủy cho thấy bà có số lượng tế bào bạch cầu cao được gọi là bạch cầu ái toan, một bằng chứng cho thấy bà đang chống chọi với bệnh nhiễm ký sinh trùng. Điều đó giúp các bác sĩ tập trung vào một thủ phạm: một con giun dài, thường cuộn tròn có tên là Angiostrongylus cantonensis. Người phụ nữ đã mắc bệnh giun tròn ký sinh trên chuột. Cả đứa con trai trưởng thành của bà cũng vậy.

Nhưng sao hai người này lại nhiễm bệnh? Bệnh giun tròn ký sinh trên chuột, có tên bắt nguồn từ thực tế rằng trứng giun lươn được ấp nở trong phổi chuột, thường đi cùng với việc ăn ốc sên hoặc sên. Chuột bị nhiễm ký sinh trùng thải ra ấu trùng giun, sau đó các động vật thân mềm có thể ăn phải và truyền sang người nếu bị người ăn. Nhưng hai bệnh nhân trên không ăn sên hay ốc sên.

Một cuộc điều tra về khẩu phần ăn của hai người này cho thấy họ đã ăn rết đầu đỏ Trung Quốc mua ở chợ. Lingli Lu, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Châu Giang ở Quảng Châu cho biết: “Rết là một loại thuốc cổ truyền phổ biến của Trung Quốc”, thường được dùng ở dạng bột khô. Tuy nhiên, hai bệnh nhân đã ăn sống chúng.


Ấu trùng Angiostrongylus cantonensis - (Ảnh từ H. Wanget al/Am. J. Trop. Med. Hyg.2018).

Lu và các đồng nghiệp đã xác nhận nguồn gốc sự nhiễm ký sinh trùng bằng việc xét nghiệm 20 con rết họ mua từ khu chợ đó. Đội nghiên cứu đã phát hiện ra ấu trùng A. cantonensis có thể lây bệnh cho người ở bảy con rết. Mỗi con rết nhiễm ký sinh trùng có trung bình 56 ấu trùng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên American Journal of Tropical Medicine and Hygiene hôm 30/7, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy ăn rết sống bị nhiễm ấu trùng giun có thể truyền bệnh giun tròn ký sinh trên chuột.

Phát hiện này đã thêm vào danh sách các vật chủ ngày càng tăng có thể truyền ký sinh trùng này cho người. Trong khi giun lươn cần ốc sên để hoàn thành vòng đời của mình, các động vật khác, được gọi là vật chủ trung gian (không cần thiết cho chu kì phát triển của ký sinh trùng), có thể ăn ốc sên và sau đó truyền bệnh cho người.

Người nhiễm giun tròn ký sinh trên chuột do ăn tôm nước ngọt, ếch, cua và cự đà. Một khi vào bên trong cơ thể người, giun lươn sẽ di chuyển tới não, nơi chúng cuối cùng sẽ chết. Trong khi các triệu chứng có thể khá nhẹ, việc nhiễm ký sinh trùng có thể gây thương tổn cho hệ thần kinh trung ương, gồm phù não, bại liệt và kể cả tử vong. Người bị nhiễm ký sinh trùng không thể truyền bệnh cho người khác.

Theo Heather Stockdale Walden, một nhà nghiên cứu ký sinh vật đến từ Học viện Thú y Đại học Florida, Gainesvill, giun tròn ký sinh trên chuột vẫn được xem là hiếm (có khoảng 3.000 ca được ghi nhận trên thế giới), và bệnh này phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Mỹ, những ký sinh trùng này đặc thù ở Đảo Hawaii, và các trường hợp nhiễm giun tròn ký sinh trên chuột được báo cáo có ở cả Oklahoma.

Hầu hết các ca bệnh ở Mỹ bắt nguồn từ việc ăn ốc sên và sên trốn trong nông sản chưa rửa. Theo Walden, mọi người nên nhận biết ký sinh trùng này, nhưng đừng sợ hãi. “Miễn là bạn nấu đồ ăn và rửa sạch thức ăn, thì khả năng nhiễm ký sinh trùng khá thấp”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chết não và cái chết của con người

Chết não và cái chết của con người

Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News