Bí quyết trường thọ của cụ bà cao tuổi nhất thế giới

Antisa Khvichava, một cụ bà sống trong ngôi làng Sachino (Nga) được xem là người nhiều tuổi nhất thế giới khi vừa qua đời ở tuổi 132.

Mặc dù trên các giấy tờ cá nhân của cụ Khvichava có ghi cụ được sinh ra vào ngày 8/7/1880 nhưng nhiều người vẫn tỏ thái độ hoài nghi, nhận định nó không chính xác. Tuy nhiên, giới khoa học lại tin vào con số này và cho rằng không ai có thể biết chắc chắn tuổi thọ tối đa mà con người khả năng đạt được.

Theo Tổ chức nghiên cứu lão khoa Gerontology Research Group, năm 1798, người được xác nhận sống lâu nhất qua đời ở tuổi 103. Vào năm 1997, một phụ nữ Pháp tên là Jeanne Calment đã phá vỡ kỷ lục ấy và hưởng thọ 122 tuổi.

Đến đây, câu hỏi mà nhiều người quan tâm là tại sao họ lại đạt được mức tuổi đáng mơ ước như vậy?


Cụ bà Antisa Khvichava. (Ảnh: Internet)

Năm ngoái, trong một nghiên cứu trên nhóm người từ 95 tuổi trở lên, các chuyên gia của trường Y Albert Einstein thuộc Đại học Yeshiva ở New York (Mỹ) nhận thấy nhiều thói quen sức khỏe xấu như hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống nghèo nàn, không tập thể dục khá phổ biến trong dân cư nói chung và nhóm người cao tuổi trên cũng không ngoại lệ. Điều này đồng nghĩa với việc nhân tố quyết định tuổi thọ của họ chính là đặc điểm gene.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người dân chẳng cần phải thực hiện một lối sống lành mạnh khi mà số phận đã an bài dựa trên yếu tố di truyền. Sự chênh lệch tuổi thọ giữa cụ Kvichava với những người khác được giải thích là do cụ luôn từ chối các thói quen có hại cho sức khỏe.

Đối với người không may mắn có lợi thế di truyền học, để vượt được ngưỡng 100 (theo cuộc Tổng điều tra dân số năm 2010, có 53.364 người trăm tuổi tại Mỹ), tín đồ của phái Cơ Đốc Phục Lâm ngày thứ 7 luôn thực hiện đúng lời khuyên sống điều độ. Ngoài ra, nghiên cứu của tiến sĩ Gary Fraser và các đồng nghiệp trường Đại Học Y Loma Linda cũng đã tìm ra mối liên kết giữa tuổi thọ dài bất thường của tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm với việc luyện tập thể dục, ăn chay, kiêng hút thuốc và thường xuyên sử dụng các loại quả hạch.

Hiện nay, danh hiệu người cao tuổi nhất còn sống do Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận đang thuộc về cụ Besse Cooper (116 tuổi), sinh ngày 26/8/1896 và sống ở bang Georgia (Mỹ).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News