Biến đổi khí hậu có thể tạo ra siêu sóng thần
Biến đổi khí hậu có thể tạo ra sóng thần khổng lồ ở Nam Đại Dương thông qua thúc đẩy lở đất dưới nước ở Nam Cực.
Bằng cách khoan lõi trầm tích ở độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển Nam Cực, các nhà khoa học phát hiện trong thời kỳ ấm lên toàn cầu trước đây, từ 3 đến 15 triệu năm trước, lớp trầm tích tơi xốp hình thành và sạt lở, tạo ra siêu sóng thần tràn tới bờ biển Nam Mỹ, New Zealand và Đông Nam Á. Do biến đổi khí hậu khiến đại dương ấm lên, nhóm nghiên cứu cho rằng có khả năng sóng thần như vậy sẽ xuất hiện lần nữa. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications, Live Science hôm 24/5 đưa tin.
Mô phỏng sóng thần sắp tràn vào bãi biển. (Ảnh: iStock).
"Sạt lở dưới biển là nguy cơ địa chất lớn với khả năng kích hoạt sóng thần dẫn tới tổn thất nghiêm trọng về sinh mạng", Jenny Gales, giảng viên thủy văn và khám phá đại dương ở Đại học Plymouth, Anh, cho biết.
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng về sạt lở cổ đại ngoài khơi Nam Cực năm 2017 ở phía đông biển Ross. Mắc kẹt bên dưới đất sạt lở là những lớp trầm tích yếu chứa đầy hóa thạch sinh vật biển như thực vật phù du. Họ quay trở lại khu vực vào năm 2018 và khoan sâu xuống đáy biển để thu thập lõi trầm tích, những trụ dài từ vỏ Trái Đất có thể hé lộ lịch sử địa chất trong vùng theo từng lớp.
Thông qua phân tích lõi trầm tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy lớp trầm tích yếu hình thành trong hai thời kỳ, cách đây 3 triệu năm vào giữa thế thế Pliocene và cách đây 15 triệu năm trong thế Miocene. Khi đó, nước quanh Nam Cực ấm hơn 3 độ C so với ngày nay, dẫn tới tảo bùng phát. Sau khi chết, chúng lấp đầy đáy biển bên dưới với trầm tích màu mỡ trơn trượt, khiến khu vực dễ bị sạt lở đất. Theo Robert McKay, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Cực ở Đại học Wellington, vào các thời kỳ khí hậu lạnh và kỷ băng hà sau đó, trầm tích bị đè dưới lớp sỏi thô dày do sông băng và núi băng trôi đem tới.
Các nhà nghiên cứu chưa biết chắc chắn nguyên nhân thúc đẩy sạt lở đất dưới biển trong quá khứ ở khu vực này, nhưng họ suy đoán khả năng cao nhất là do sự tan chảy của sông băng do khí hậu ấm lên. Kỷ băng hà kết thúc khiến những dải băng co lại và thu hẹp, làm giảm áp lực lên mảng kiến tạo của Trái đất, khiến chúng bật lên trong quá trình mang tên isostatic rebound.
Sau khi những lớp trầm tích yếu tích tụ đủ số lượng, sự vận động của lục địa Nam Cực gây ra động đất khiến lớp sỏi thô bên trên trầm tích trượt khỏi rìa thềm lục địa, dẫn tới sạt lở và sóng thần. Quy mô của sóng thần cổ đại chưa được xác định rõ, nhưng các nhà khoa học ghi nhận hai trận sạt lở dưới biển gần đây sản sinh sóng thần khổng lồ gây thiệt hại nghiêm trọng. Trận sóng thần cao 13 m ở Grand Banks năm 1929 khiến 28 người thiệt mạng ngoài khơi Canada và trận sóng thần cao 15 m ở Papua New Guinea cướp đi mạng sống của 2.200 người.
Với nhiều lớp trầm tích chôn vùi bên dưới đáy biển Nam Cực và sông băng phía trên chậm rãi tan chảy, các nhà nghiên cứu cảnh báo lở đất và sóng thần có thể tái diễn trong tương lai.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực
Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?
Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.
