Biến đổi khí hậu giúp "đế chế" gián ngày một phát triển, tiến hóa đáng sợ hơn
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa với nhiều sinh vật sống, từ con người đến động vật, thực vật, côn trùng, nhưng gián là một ngoại lệ.
Nhiều người đã hy vọng rằng một trong những điểm tích cực duy nhất của sự nóng lên toàn cầu là loài sinh vật gây hại dai dẳng và bất khả chiến bại - gián, sẽ chết đi, nhưng điều này rõ ràng không phải vậy! Chúng một lần nữa thích nghi để sống với các điều kiện mới và đang di chuyển vào nhà và các căn hộ của chúng ta để chờ đợi cơn bão nóng lên toàn cầu.
Gián là loài sinh vật khá dễ thích nghi khi gặp biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gián là loài sinh vật khá dễ thích nghi khi gặp biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra “một mẹo nhỏ có thể giúp chúng phát triển mạnh khi đối mặt với biến đổi khí hậu”.
Giáo sư George McGavin thuộc Đại học Oxford cho biết, sự thích nghi tiện lợi trong việc nín thở đã cho phép gián xâm nhập vào các môi trường sống khô hơn và có thể cho phép chúng phát triển mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng gián đóng các lỗ thông khí (nơi chúng thở) chủ yếu để tiết kiệm nước. Trong môi trường khô, côn trùng thở ngắn hơn trong điều kiện ẩm. Điều này làm giảm lượng nước mà gián sẽ mất đi. Khả năng thích nghi với khả năng nín thở tiện lợi của gián đã cho phép loài côn trùng này theo thời gian xâm chiếm các môi trường sống khô hơn.
Gián đã phát triển kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu và giờ đây đã quen với khí hậu khô và nóng mà thế giới sẽ chứng kiến nhiều hơn trong tương lai gần. Vì vậy, hãy sẵn sàng để chứng kiến nhiều gián hơn bao giờ hết. Nhưng, đó không phải là phần tồi tệ nhất.
Gián, nhiều loài đã có cánh, hiện đang phát hiện ra rằng chúng có thể sử dụng đôi cánh của mình để thực sự bay thay vì chỉ nhảy nhót xung quanh, di chuyển khoảng ngắn trong vài giây. Thời tiết nóng và khô cho chúng khả năng bay xung quanh và lấy đà giống như nhiều loài côn trùng khác trên thế giới.
Chúng có thể sử dụng đôi cánh của mình để thực sự bay thay vì chỉ nhảy nhót xung quanh.
Chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với việc thấy nhiều gián hơn trong nhà của mình và nhìn chúng bay lượn lờ xung quanh.
Liệu mặt trời có bao giờ lặn trên “đế chế” của loài gián? Giáo sư McGavin nói câu trả lời là không, ít nhất là trong tương lai gần. Hai trăm năm mươi triệu năm qua, trái đất đã tạo ra một sinh vật tồn tại, thích nghi hoàn hảo để tiếp nối giống loài. Gián vẫn sẽ sống tốt khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Dù ghét loài côn trùng này đến mấy thì chúng ta vẫn phải chung sống với chúng trong tương lai dài.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
