Biến đổi khí hậu làm thay đổi kích thước cơ thể người
Kích thước cơ thể trung bình của con người thay đổi đáng kể trong hàng triệu năm qua dưới ảnh hưởng của những thay đổi khí hậu.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Đại học Cambridge ở Anh và Đại học Tübingen ở Đức thu thập kết quả đo kích thước bộ não và cơ thể người từ hơn 300 hóa thạch thuộc chi Người, trong đó có người tinh khôn (Homo sapiens). Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu này, kết hợp tới phục dựng khí hậu từng vùng của Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Họ xác định mỗi cá thể trong bộ sưu tập hóa thạch đều từng trải qua tác động của khí hậu.
Những hóa thạch sử dụng trong nghiên cứu. (Ảnh: Đại học Cambridge).
Nhóm chuyên gia phát hiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, là nguyên nhân chính dẫn tới những thay đổi ở kích thước cơ thể trong hàng triệu năm qua. Thời tiết lạnh khắc nghiệt gắn liền với cơ thể lớn hơn trong khi thời tiết ấm áp dẫn tới kích thước nhỏ hơn. Kết quả nghiên cứu được công bố chi tiết hôm 8/7 trên tạp chí Nature Communications.
Theo Andrea Manica, giáo sư sinh thái học tiến hóa ở Đại học Cambridge, cơ thể lớn có thể giúp cá nhân chịu lạnh tốt hơn. Cơ thể càng lớn, diện tích bề mặt càng nhỏ so với thể tích, do đó bảo tồn nhiệt càng hiệu quả hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét tác động của những yếu tố môi trường lên kích thước bộ não. Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm ở châu Phi, nhưng chi Người, bao gồm người Neanderthal và những loài người đã tuyệt chủng khác như Homo habilis và Homo erectus, tồn tại lâu hơn rất nhiều. Theo nhóm chuyên gia, so với các loài xuất hiện sớm hơn như Homo habilis, người tinh khôn nặng hơn 50% và có bộ não lớn gấp 3 lần, nhưng nguyên nhân phía sau những thay đổi này vẫn là điều gây tranh cãi.
Manica và cộng sự nhận thấy khí hậu có ảnh hưởng tới kích thước bộ não, nhưng có quá nhiều khác biệt ở kích thước bộ não không thể lý giải bằng thay đổi môi trường. Họ cho rằng thay đổi ở kích thước bộ não hoàn toàn không liên quan tới nhiệt độ, vì vậy kích thước cơ thể và bộ não tiến hóa dưới những áp lực riêng biệt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy bộ não lớn hơn tập trung ở môi trường ổn định. Yếu tố như yêu cầu nhận thức từ đời sống xã hội ngày càng phức tạp hơn, chế độ ăn phong phú hơn và công nghệ tinh vi hơn nhiều khả năng là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi trong kích thước bộ bão.
Manica nhận định biến đổi khí hậu hiện nay ít có khả năng tác động đáng kể tới kích thước cơ thể người. "Thay đổi mà chúng tôi mô tả đã xảy ra qua hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn năm. Vì vậy, biến đổi khí hậu ngày nay ảnh hưởng rất ít tới cơ thể người hoặc bộ não", Manica nói.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
