Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc
Năm 2009, một ngôi sao "quái vật" to gấp 25 lần Mặt trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.
Một nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Arizona (Mỹ) đã nỗ lực sử dụng một loạt kính viễn vọng tối tân để tìm kiếm N6945-BH1, ngôi sao bị mất tích bí ẩn.
Có nhiều giả thuyết bủa vây xung quanh vụ mất tích đột ngột của ngôi sao "quái vật" vốn sáng rõ trên bầu trời Trái đất này. Giả thuyết hàng đầu đó là nó là một "siêu tân tinh thất bại".
Vùng trời nơi N6945-BH1 tồn tại trở nên trống rỗng từ năm 2009 - (Ảnh: ESA).
Thay vì bùng nổ vào cuối đời và tạo thành một siêu tân tinh - một vùng khí bụi rực rỡ ánh sáng, tồn tại trong nhiều năm - thì một số ngôi sao có thể sụp đổ thẳng thành lỗ đen tăm tối, đó là siêu tân tinh thất bại. Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán.
Theo Science Arlert, nhóm nghiên cứu nói trên đã nỗ lực tìm câu trả lời bằng cách huy động Kính viễn vọng Large Binocular (LBT), các công cụ tối tân nhất trên kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer của NASA… nhưng vẫn không thấy ngôi sao hoặc tàn dư của nó đâu.
Cuối cùng, cuộc chơi thay đổi khi NASA đầu tư siêu kính viễn vọng James Webb, được phóng lên vào năm 2022 và đồng điều hành với ESA, CSA (các cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada).
N6945-BH1 xuất hiện trở lại dưới "mắt thần" của James Webb.
James Webb thấy nó, nhưng không phải một, mà là 3 vật thể khác nhau. Điều gì khiến ngôi sao "quái vật" này tự nhiên chia làm 3 - và thực sự nó là cái gì - tạo nên một bí ẩn còn lớn hơn chính sự biến mất của nó.
Sử dụng công cụ NIRCam và MIRI của James Webb, các nhà khoa học phát hiện nguồn hồng ngoại sáng dường như là lớp vỏ bụi còn sót lại bao quanh vị trí "ngôi sao" ban đầu.
Nhưng giả thuyết đó là siêu tân tinh hoàn toàn vô lý, vì không có siêu tân tinh nào có thể nổ rồi tách một ngôi sao thành 3 ngôi sao.
Giả thuyết mà các nhà khoa học tin rằng khả dĩ nhất, đó là thứ mà chúng ta cho là vụ nổ siêu tân tinh, và cả bản thân "ngôi sao mất tích", thật ra là chùm sáng từ một vụ sáp nhập các vì sao.
Một trong ba vật thể có thể từng là 2 ngôi sao vừa sáp nhập. Ánh sáng quá lớn từ sự việc kết hợp với ánh sáng từ 3 vật thể còn lại khiến nhân loại lầm tưởng đó là một ngôi sao "quái vật" sáng gấp hàng chục lần Mặt trời.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.
