Bộ Nông nghiệp Hoa Kì thực hiện nghiên cứu, phát hiện virus SARS-CoV-2 trên loài nai

Thứ Tư vừa rồi, Bộ Nông nghiệp Hoa Kì (USDA) đã đăng tải thông tin đáng lo ngại: một cuộc khảo sát thực hiện trên loài nai ngoài tự nhiên đã tìm thấy một lượng lớn các cá thể có vẻ đã bị phơi nhiễm SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch Covid-19. Phát hiện này đã cho thấy rằng có thể một lượng rất lớn động vật hoang dã tại Bắc Mỹ có thể trở thành nơi ẩn náu cho loại virus này, ngay cả khi chúng ta kiểm soát được sự hoành hành của chúng trong cộng đồng con người.

Tại sao người ta lại kiểm tra loài nai? Cơ quan Điều tra Tình trạng Động thực vật (APHIS) thuộc USDA đang nghiên cứu rất nhiều loài khác nhau để “nhận dạng các loài có thể trở thành vật chủ hoặc nơi chứa virus, cũng như tìm hiểu nguồn gốc của virus, và dự đoán ảnh hưởng của nó đối với đời sống tự nhiên, cũng như các nguy cơ về việc truyền nhiễm giữa các loài khác nhau”. Đây cũng là cơ quan phát hiện ra một con chồn hoang nhiễm Covid-19 vào năm 2020.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kì thực hiện nghiên cứu, phát hiện virus SARS-CoV-2 trên loài nai
Loài nai có thể trở thành vật chứa virus, dù khó có thể lây sang người

Thông qua một cụm nai bị bắt, USDA đã xác định được rằng loài động vật này có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, dù rằng những con vật không thể hiện triệu chứng gì cả. Thế nên dù việc tiếp xúc gần giữa con người và những con nai khá hạn chế, việc kiểm tra loài hươu ngoài hoang dã là hoàn toàn hợp lí. USDA đã kiểm tra số nai thuộc 32 hạt nằm trong 4 bang khác nhau của Hoa Kì, thu mẫu máu để tìm kiếm kháng thể SARS-CoV-2.

Sự xuất hiện của loại kháng thể này khá phổ biến trong loài nai, xuất hiện từ mức thấp nhất là 7% các mẫu lấy từ bang Illinois cho tới mức cao nhất là 60% tại bang Michigan. Tổng hợp lại, khoảng 1/3 số hươu được lấy mẫu có kháng thể với virus SARS-CoV-2.

Phía APHIS cũng thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh làm sai kết quả. Các nhà khoa học thuộc cơ quan này đã kiểm tra các mẫu thử lấy từ khoảng trước đại dịch để khẳng định rằng tỉ lệ dương tính giả là thấp. Cơ quan nghiên cứu cũng sử dụng xét nghiệm kháng thể trên 2 loại máy khác nhau để khẳng định rằng kết luận đưa ra không liên quan tới vấn đề phần cứng. Thế nên kết quả cuối cùng là, một lượng lớn loài nai đã bị nhiễm virus.

Cho tới nay, chúng ta đã đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2, và có vẻ như tiếp xúc với giọt bắn kéo dài là hình thức lây nhiễm dễ dàng nhất. Không có nhiều bối cảnh cho hình thức lây nhiễm này khả thi giữa con người và loài nai trong tự nhiên. Điều khả dĩ hơn có lẽ là tồn tại một trường hợp lây nhiễm từ người sang nai hiếm gặp, rồi sau đó xảy ra lây nhiễm trên diện rộng giữa những con nai. Hoặc một trường hợp khác, có khả năng một loài động vật đã được thuần hóa là trung chuyển virus giữa con người và nai.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kì thực hiện nghiên cứu, phát hiện virus SARS-CoV-2 trên loài nai
Các protein dạng gai của SARS-CoV-2 là cầu nối đưa virus vào tế bào vật chủ

Việc tìm hiểu xem sự lây nhiễm đã xảy ra như thế nào sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu sự tồn tại của lượng lớn cá thể chứa virus trong loài nai có gây nguy hại với con người hay không. Khi mà chưa có dấu hiệu nào về việc con người lây nhiễm từ một con nai, lây lan từ người sang người vẫn là nguyên nhân cho sự hoành hành của đại dịch tại Hoa Kì. Nhưng trong trường hợp sự lây lan dịch bệnh hoàn toàn được kiểm soát, thì việc đề phòng bất kì con đường lây nhiễm nào khác là một ý tưởng không tồi.

Một vấn đề khác là, virus có thể xuất hiện đột biến, khiến nó thích nghi với nai như là một vật chủ, và trở nên nguy hiểm với con người khi lây ngược lại sang con người. Cho tới nay, có một trường hợp SARS-CoV-2 với mô thức này đã được nghiên cứu, đó là một chủng đã thích nghi với loài chồn. Chủng virus này đã trở nên kém hiệu quả trong việc tấn công tế bào người, nhưng nó cũng thay đổi theo nhiều cách, làm nó bớt nhạy cảm với phản ứng miễn dịch tạo ra bởi các vaccines hay những lần nhiễm trước đó. Tuy vậy, tất nhiên là không có lí do gì để cho rằng một chủng SARS-CoV-2 thích nghi với loài nai sẽ thay đổi theo hướng đó.

Nhìn chung, tất cả những vấn đề này - sự hiện hữu của một nguồn chứa virus khó kiểm soát và nguy cơ biến chủng của virus - cho thấy: việc hiểu được cách virus lây tới loài nai và liệu nó có lây giữa những con nai là rất quan trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị tiệt trùng tiêu diệt tới 99,99% nCoV

Thiết bị tiệt trùng tiêu diệt tới 99,99% nCoV

Thiết bị tiệt trùng mới sử dụng ánh sáng cực tím UVC để diệt nCoV cùng nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, có thể sử dụng trong 10.000 - 50.000 giờ.

Đăng ngày: 11/08/2021
Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?

Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?

Trong bối cảnh biến chủng Delta mang cơn ác mộng Covid-19 quay lại nhiều quốc gia, sự nổi lên của biến chủng Lambda đang gia tăng thách thức toàn cầu.

Đăng ngày: 10/08/2021
Những câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp nhất

Những câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp nhất

Vì sao cần tiêm vaccine Covid-19? Khi nào nên và không nên tiêm vaccine Covid-19? Độ tuổi nào được tiêm vaccine Covid-19?

Đăng ngày: 10/08/2021
Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 có thể được đặt tên theo các chòm sao trên trời sau khi đã dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp.

Đăng ngày: 10/08/2021
Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Các kỹ sư thiết kế một thiết bị dạng máy tính nhỏ có thể phát hiện nCoV và nhiều biến chủng từ mẫu nước bọt trong vòng một giờ.

Đăng ngày: 08/08/2021
Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Theo chuyên gia, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, tất cả các trường hợp đều phải được khám sàng lọc trước khi tiêm. Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng mới được bác sĩ chỉ định tiêm.

Đăng ngày: 07/08/2021
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 06/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News