"Bóng ma" 13,8 tỉ tuổi xuyên thủng Hệ Mặt trời
Vật thể ra đời trong giây đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang có thể vừa lướt qua và làm rung chuyển các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Tung Tran từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa chỉ ra rằng cứ 10 năm, Hệ Mặt trời của chúng ta lại đón một vị khách không mời, vô hình và đáng sợ, đã hơn 13,8 tỉ năm tuổi.
Đó là các lỗ đen nguyên thủy (PBH), những vật thể giả thuyết có thể được sinh ra trong giây đầu tiên sau sự kiện Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
Các lỗ đen nguyên thủy có thể đã nhiều lần bay ngang Hệ Mặt trời và làm các hành tinh lắc lư, nhất là sao Hỏa - (Minh họa AI: ANH THƯ).
Lỗ đen nguyên thủy hình thành từ các túi vật chất ion hóa dày đặc sụp đổ và phân tán khắp vũ trụ trong hơn 13,8 tỉ năm qua.
Theo các nhà nghiên cứu MIT, chúng nặng như một tiểu hành tinh dù kích thước chỉ bằng một nguyên tử.
Tuy vậy, những con quái vật siêu nhỏ này vẫn đủ làm rung lắc các hành tinh trong Hệ Mặt trời bằng cú lướt có tốc độ lên tới 200km/giây và sức mạnh của một lỗ đen.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Physical Review D, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng các tác động có thể xảy ra nếu một lỗ đen nguyên thủy bay ngang qua sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa.
Nó đủ mạnh để làm rung chuyển tất cả các hành tinh này, nhưng sao Hỏa sẽ cho tín hiệu rõ ràng nhất, bởi đây cũng là hành tinh mà người Trái đất có thể dễ dàng theo dõi nhất.
Nếu một lỗ đen loại này đến gần sao Hỏa trong khoảng 450 triệu km, nó sẽ gây ra sự dao động có thể phát hiện được trên quỹ đạo của hành tinh.
Sự dịch chuyển này chỉ khoảng 1m trong vòng 10 năm, nhưng đủ để các cảm biến phát hiện, vì chúng ta có thể đo khoảng cách từ Sao Hỏa đến Trái đất với độ chính xác khoảng 10cm.
Họ cũng xem xét khả năng một lỗ đen nguyên thủy áp sát hệ thống Trái đất - Mặt trăng, những tác động lại không rõ rệt.
"Có nhiều động lực khác trong Hệ Mặt trời có thể đóng vai trò như một loại ma sát khiến sự dao động giảm dần" - các tác giả giải thích.
Vì vậy, nhân loại có thể khá an tâm và tập trung để mắt vào sao Hỏa để phát hiện ra các vị khách không mời, vốn có thể góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về vật chất tối - loại vật chất đầy rẫy khắp vũ trụ nhưng cũng vô cùng bí ẩn.

Bí ẩn về góc khuất của Mặt trăng
Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà các nhà khoa học vũ trụ vẫn đang cố gắng giải đáp, đó là: Mặt trăng được hình thành như thế nào?

NASA phát hiện thành phần quan trọng cho sự sống trên mặt trăng của sao Thổ
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn về hydrogen cyanide, một phân tử có vai trò then chốt cho nguồn gốc của sự sống

Vật thể lạ âm thầm tiếp cận, nổ tung giữa nhật thực
Một vật thể chưa từng được ghi nhận mang tên SOHO-5008 đã bất ngờ hiện hình giữa lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình
Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.
