Bóng ma NASA chụp được là "cánh cửa thời gian"?

Bóng ma NGC 6684 được các nhà khoa học NASA mô tả là vật thể có thể giúp chúng ta "xuyên không về quá khứ vũ trụ".

NGC 6684 trước đó hiện ra đầy trêu ngươi trong ống kính của kính viễn vọng không gian Hubble, mang hình dáng như một chiếc thấu kính mờ treo giữa bầu trời, nên bị gọi là "bóng ma".

Theo Live Science, vật thể này nằm cách chúng ta 44 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao Khổng Tước, có thể nhìn rõ nhất từ Nam bán cầu.


Bóng ma kỳ ảo NGC 6684 - (Ảnh: NASA).

Các nhà khoa học NASA kết luận nó là một thiên hà, dù hình dáng hoàn toàn khác biệt với các thiên hà đã biết. Nó không phải thiên hà xoắn ốc như Ngân Hà (Milky Way) của chúng ta, mà thuộc một dạng khác gọi là "thiên hà thấu kính".

Nó vẫn có một khối sao ở lõi nhưng không có các nhánh xoắn ốc, mà tồn tại dưới dạng một đĩa sao nhỏ.

Dù kỳ quái và gần như không có cái nào khác từng được quan sát ở vùng trời quanh chúng ta, nhưng NASA cho biết dạng thiên hà này có thể từng rất phổ biến. Họ gọi nó là vật thể giúp "xuyên không về quá khứ vũ trụ", bởi nó chính là kẻ còn sót lại của một thế giới thiên hà cổ đại.

Các ngôi sao trong thiên hà thấu kính già hơn so với các thiên hà xoắn ốc, do đó chúng có thể là tàn tích của các thiên hà xoắn ốc nhỏ với các nhánh đã mờ nhạt dần.

Nhưng đó là trước khi được "cải lão hoàn đồng".

Ngược về quá khứ hàng tỉ năm trước, thiên hà chứa Trái đất - tức Ngân Hà - có thể đã từng là một thiên hà thấu kính. Đó là khi nó còn nguyên bản và đã già đi.

Thế nhưng như đã biết, Ngân Hà ngày nay thật ra là sự hợp nhất để rồi lớn dần lên của trên dưới 20 vụ va chạm rồi sáp nhập thiên hà. Ngân Hà nuốt dần các thiên hà nhỏ hơn, khiến nó ngày càng lớn và mỗi vụ sáp nhập cũng giúp kích hoạt hình thành sao mạnh mẽ.

Điều đó khiến nó trở lại là một thiên hà xoắn ốc, to lớn và đẹp đẽ hơn nhiều so với cái ban đầu.

Vì vậy các nhà khoa học kỳ vọng những vật thể như NGC 6684 là đại diện cho một thứ đã tồn tại nhiều trong vũ trụ sơ khai, khi các vụ hợp nhất chưa nhiều và các thiên hà thấu kính còn lang thang, chờ đợi va chạm để "trẻ" lại một lần nữa.

NASA vẫn đang nỗ lực chứng minh cụ thể điều này, mà 3 thiên hà thấu kính khác vừa được Hubble xác định có thể sẽ là chìa khóa. Chúng sẽ như những "cánh cửa thời gian" giúp các nhà khoa học đạt được giấc mơ đầy tham vọng là hiểu được phần quá khứ hàng tỉ năm trước của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng, nhiệt lượng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta cũng như toàn bộ Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 29/05/2025
Tiết lộ mới gây choáng ngợp về

Tiết lộ mới gây choáng ngợp về "hành tinh thứ 9" làm bằng vàng

Bản đồ chi tiết nhất về hành tinh thứ 9 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc vừa được công bố trong một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Geophysical Research: Planets.

Đăng ngày: 29/05/2025
Luna-25 của Nga phóng sau gần 1 tháng nhưng đến trước tàu Ấn Độ 2 ngày?

Luna-25 của Nga phóng sau gần 1 tháng nhưng đến trước tàu Ấn Độ 2 ngày?

Dù được phóng sau tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ gần 1 tháng, nhưng tàu Luna-25 của Nga có thể sẽ bay đến đích là cực nam của Mặt Trăng sớm hơn 2 ngày.

Đăng ngày: 27/05/2025
Sự thật “chết chóc” về vật thể làm khoa học hoang mang 18 năm

Sự thật “chết chóc” về vật thể làm khoa học hoang mang 18 năm

PM 1-322 - một vật thể vũ trụ trông như con mắt ma quái màu tím - xanh nhìn thẳng vào người Trái đất - được phát hiện từ năm 2005 nhưng đến nay các nhà khoa học mới biết nó là gì.

Đăng ngày: 26/05/2025
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 25/05/2025
NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA mời thế giới theo dõi sự kiện thử nghiệm đâm tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) không va với Trái đất, lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 24/05/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 23/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News