Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc
Nhà chụp ảnh thiên văn Andrew McCarthy đã chụp được “GigaMoon”, hình ảnh Mặt trăng cực chi tiết lên đến 1,3 gigapixel, ghép từ 280.000 bức ảnh.
“Ổ cứng của tôi chứa hàng chục lần thử GigaMoon không thành công. Tôi phải theo dõi các điều kiện thời tiết ảnh ưởng đến thiên văn học để theo kịp các điều kiện luôn thay đổi của tầng khí quyển”, McCarthy nói với PetaPixel.
Bức ảnh GigaMoon, 1,3 gigapixel, được ghép từ 280.000 bức ảnh khác nhau. (Ảnh: Andrew McCarthy).
McCarthy đã sử dụng kính viễn vọng 28cm với hệ thống phóng đại 2,5 lần, mang lại tiêu cự cuối cùng là 7.000mm. Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các lớp khí quyển có thể khiến Mặt trăng trông mờ và rung khi chụp ở tiêu cự này.
“Ngay cả trong điều kiện thời tiết tốt, ảnh vẫn gần giống như chụp qua nước vì khí quyển làm biến dạng hình ảnh. Vì thế, tôi chụp khoảng 2.000 bức ảnh cùng lúc với mỗi phần của Mặt trăng", McCarthy giải thích. Sau khi chụp được một phần, nhiếp ảnh gia tiếp tục chụp các phần khác để cuối cùng ghi lại được toàn bộ Mặt trăng.
Mặc dù có điều kiện tương đối tốt, vẫn có những thời điểm bầu trời kém tối ưu, vì vậy McCarthy đã thực hiện quy trình chụp toàn bộ Mặt trăng 2 lần để có được những tấm ảnh sắc nét nhất về tất cả các vùng khác nhau. Tổng cộng, anh đã chụp 140 lượt, mỗi lượt 2.000 tấm, tương đương với tổng cộng 280.000 bức ảnh.
Hình ảnh chi tiết đến mức cho thấy hàng nghìn lỗ trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: Andrew McCarthy).
Dù vậy, các thiết bị dùng cho quy trình này mới là đơn sắc, và nhiếp ảnh gia tiếp tục phải chụp màu.
“Để chụp màu, tôi đã dùng kính viễn vọng Newtonian 30cm được trang bị máy ảnh CMOS full-frame để có được dữ liệu màu chất lượng cao để thêm vào ảnh cuối cùng", McCarthy nói.
Cuối cùng, lắp ráp tất cả hình ảnh và dữ liệu màu thành một hình ảnh cuối cùng lại là một nhiệm vụ phức tạp hơn nữa, đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán.
“Tôi đã kết hợp "drizzle" vào hình ảnh, nghĩa là tôi có phần mềm nội suy dữ liệu giữa các pixel để tạo ra một hình ảnh với độ phân giải cao hơn từ hàng loạt hình ảnh trùng nhau ban đầu, quá trình này mất vài ngày để hoàn thành", nhiếp ảnh gia cho biết.
Sau khi quá trình này hoàn thành, các vùng của Mặt trăng được ghép lại với nhau bằng tay trong Photoshop. Trong khi lắp ráp, McCarthy cũng điều chỉnh hướng của các tấm ảnh để bù lại cho việc Mặt trăng thay đổi góc trong quá trình chụp.
Sau vài ngày lắp ráp hình ảnh, nhiếp ảnh gia mới đến các bước quen thuộc như điều chỉnh độ tương phản và màu sắc. McCarthy phải cắt hình ảnh thành nhiều mảnh để máy tính có thể xử lý hình ảnh cực nặng này.
“Ảnh đã được cắt thành nhiều mảnh và ghép lại 10-15 lần, để đảm bảo sản phẩm cuối cùng nhìn hoàn hảo về tổng thể kể cả khi được phóng to”, anh nói, cho biết thêm rằng máy tính đã bị hỏng ít nhất một chục lần trong khi hoàn thành GigaMoon.

Bong bóng khổng lồ "ký sinh" thiên hà chứa Trái đất
Một cấu trúc dạng bong bóng ma quái mang tên eROSITA gắn vào hai bên đĩa thiên hà chứa Trái Đất có thể không có nguồn gốc " quái vật" như suy nghĩ trước đây, mà ngược lại.

NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh
Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở " sân Sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.

Sao Thổ giành lại danh hiệu "vua mặt trăng" từ sao Mộc
Với 62 mặt trăng mới phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời.

Tín hiệu ngoài Trái đất "dội bom" đài thiên văn Trung Quốc: Nguồn gốc đáng sợ!
Một trong 2 loại " quái vật" khủng khiếp nhất vũ trụ có thể là thủ phạm phát đi tín hiệu vô tuyến dị thường nhất từng được biết mà Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc đã thu được kể từ năm 2022.

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời
Những hình ảnh minh họa về Hệ Mặt trời không thể hiện đúng kích thước cũng như chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ.

Tàu đầu tiên lấy mẫu ở phía xa Mặt trăng phóng năm 2024
Trung Quốc dự định thu thập mẫu vật đầu tiên từ phía xa của Mặt trăng và mang về Trái đất với nhiệm vụ Hằng Nga 6 vào tháng 5/2024.
