Bức tường cong dài 405km bí ẩn chạy dọc Mông Cổ

Các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường dài 40km dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc dường như được xây dựng vội vàng để ngăn quân xâm lược.

Một đoạn của Vạn lý Trường thành Trung Quốc trải dài tới Mông Cổ được phân tích lần đầu tiên, cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một số suy đoán về lịch sử và chức năng của công trình đồ sộ này. Trải dài hơn 405km, đoạn tường có biệt danh là "Vòng cung Mông Cổ" do lộ trình uốn cong của nó. Nghiên cứu về bức tường đặc biệt được công bố trên tạp chí Field Archaeology, IFL Science hôm 28/12 đưa tin.


Vị trí của vòng cung Mông Cổ (đường màu đỏ). (Ảnh: Field Archaeology)

Chạy gần như song song với biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, rào chắn cổ đại kéo dài từ tỉnh Sukhbaatar tới tỉnh Dornod ở đông bắc Mông Cổ, nơi nhiệt độ thường giảm xuống -25 độ C. Bất chấp quy mô lớn và độ phức tạp, giới nghiên cứu chưa biết chính xác công trình được xây dựng khi nào, ai đã xây nó với mục đích là gì.

Bao gồm một bức tường đất, một đường rãnh và 34 cấu trúc, bức tường và quá trình xây dựng nó được nhắc tới trong vài tài liệu lịch sử từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, dù các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể cung cấp niên đại chuẩn xác hơn. Nhận thấy vòng cung Mông Cổ hầu như không được chú ý trong những văn bản học thuật, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Do Thái Jerusalem ở Israel kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ của Trung Quốc và Liên Xô cùng với quan sát thực địa trực tiếp để phân tích bức tường và cấu trúc kèm theo.

Phát hiện đáng chú ý nhất của họ là vòng cung Mông Cổ chứa nhiều khe hở lớn, chứng tỏ nó được xây vội vã và do đó chưa bao giờ được gia cố đầy đủ. "Một cách giải thích khả thi cho những khe hở, điểm yếu dễ hư tổn trong hệ thống, là vòng cung Mông Cổ được xây gấp rút vào cuối thời nhà Kim như một lớp phòng ngự ngăn quân Mông Cổ xâm lược", nhóm nghiên cứu cho biết. Dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn về niên đại của bức tường, nhiều khả năng quá trình xây dựng trùng với đợt quân Mông Cổ chinh phạt nhà Kim vào khoảng năm 1.200. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh đây chỉ là giả thuyết.

Một giả thuyết khác mà nhóm nghiên cứu đưa ra là vòng cung Mông Cổ không phải nhằm phục vụ chức năng quân sự mà gắn liền với việc kiểm soát sự đi lại của cư dân và đàn gia súc, có thể liên quan tới thu thuế. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đến từ thực tế bức tường không phải rào chắn tốt, nhiều trạm gác nằm ở vị trí kém hiệu quả, cung cấp tầm nhìn kém đối với khu vực xung quanh.

Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành khai quật thêm một số cấu trúc liên quan tới vòng cung Mông Cổ để xác định thời điểm xây dựng và công dụng của bức tường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đem đồ nhặt được bán đồng nát, cụ ông sốc khi biết chúng phá kỷ lục thế giới

Đem đồ nhặt được bán đồng nát, cụ ông sốc khi biết chúng phá kỷ lục thế giới

Không ngờ những món đồ cổ mà ông cụ nhặt được cùng các chuyên gia khai quật đã phá kỷ lục thế giới.

Đăng ngày: 15/03/2025

"Mắt laser" phát hiện Thành phố Trắng ngàn năm, người thường không thấy

Thành phố Trắng hay Thành phố của Thần Khỉ, có tuổi đời có thể lên đến 1.000 năm, đã hiện ra một cách ma quái giữa rừng rậm Honduras nhờ vệ tinh khảo sát bằng tia laser.

Đăng ngày: 15/03/2025
Bữa tối kỳ lạ với món hầm từ thịt xác ướp bò rừng 50.000 năm tuổi

Bữa tối kỳ lạ với món hầm từ thịt xác ướp bò rừng 50.000 năm tuổi

Năm 1984, các nhà khoa học thưởng thức bữa tối kỳ lạ với món hầm làm từ thịt của bò rừng thảo nguyên đóng băng hàng chục nghìn năm trước.

Đăng ngày: 13/03/2025
Dung mạo Vương Chiêu Quân được phục hồi nguyên gốc, cư dân mạng sốc không dám tin vào mắt mình

Dung mạo Vương Chiêu Quân được phục hồi nguyên gốc, cư dân mạng sốc không dám tin vào mắt mình

Một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa với vẻ đẹp “chim sa” sở hữu diện mạo thực tế như thế nào?

Đăng ngày: 12/03/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 12/03/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 11/03/2025
Giật mình với hài cốt khổng lồ trong lăng mộ Trung Quốc 2.100 năm

Giật mình với hài cốt khổng lồ trong lăng mộ Trung Quốc 2.100 năm

Hài cốt khác thường của nhiều loài sinh vật to lớn vừa được tìm thấy trong quần thể lăng mộ của Hán Văn Đế (202-157 trước Công nguyên) gần TP Tây An, Thiểm Tây - Trung Quốc.

Đăng ngày: 10/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News