Kim tự tháp lừng danh Sahure lộ bí ẩn mới sau bức tường đổ
Sau gần 2 thế kỷ được khám phá, kim tự tháp gần 4.500 tuổi Sahure vừa để lộ một hệ thống phòng ốc chưa từng được biết với lối đi bắt đầu từ phòng chôn cất chính.
Theo Heritage Daily và Ancient Origins, một phái đoàn khảo cổ Ai Cập - Đức khi thực hiện dự án phục hồi cấu trúc đổ nát bên trong kim tự tháp Sahure đã vô tình tìm ra một lối đi đổ nát trong lòng kim tự tháp, dẫn đến một hệ thống gồm 8 căn phòng chưa từng được biết đến trước đây.
Kim tự tháp Sahure cao 48 m là một trong các kim tự tháp nổi tiếng nhất của Ai Cập, nằm ở Cánh đồng kim tự tháp Abu Sir phía Nam Giza.
Kim tự tháp lừng danh Sahure và khu vực mà các nhà khoa học phát hiện lối đi bí mật - (Ảnh: BỘ DU LỊCH AI CẬP).
Đây là nơi an nghỉ của Pharaoh Sahure, người cai trị thứ 2 của Vương triều thứ Năm (năm 2465 đến 2325 trước Công Nguyên) thuộc giai đoạn Cổ Vương quốc của Ai Cập.
Triều đại của Pharaoh Sahure là là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất về kinh tế và văn hóa, với nhiều tuyến thương mại lớn được mở ra. Vị pharaoh này cũng chọn không chôn cất tại các nghĩa địa hoàng gia truyền thống như Saqqara hay Giza, mà chọn xây kim tự tháp của mình đơn độc tại Abusir.
Mặc dù kích thước nhỏ hơn các kim tự tháp của các vị tiền nhiệm nhưng kim tự tháp Sahure lại công phu hơn với hơn 10.000m2 phù điêu được chạm khắc tinh xảo, một số trong đó được coi là báu vật vô song trong lịch sử nghệ thuật Ai Cập.
Chắc chắn bên trong nó cũng từng rất xa hoa. Đó cũng là lý do kim tự tháp lộng lẫy này thành đối tượng của những kẻ trộm mộ hàng thiên niên kỷ sau.
Tuy nhiên, trong quá trình cố gắng khôi phục khu vực phòng chôn cất bị hư hại nặng nề, các nhà khoa học đã vô tình tìm thấy một lối đi.
Sử dụng chức năng quét laser 3D với máy quét LiDAR di động, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Mohamed Ismail Khaled từ Khoa Ai Cập học của Đại học Julius-Maximilians ở Würzburg (Đức) đang tiếp tục lập bản đồ các khu vực ẩn giấu của kim tự tháp.
Họ vẫn chưa tiếp cận được tận cùng các căn phòng mới được phát hiện, tuy nhiên tin rằng quá trình phục hồi và gia cố cẩn trọng sẽ giúp làm được điều đó trong tương lai.
Các nhà khoa học trong một lối đi đã được gia cố bên trong kim tự tháp Sahure - (Ảnh: BỘ DU LỊCH AI CẬP).
Do đây là một kim tự tháp có giá trị lịch sử cực cao nên quá trình phục hồi cần đặt việc bảo đảm tính toàn vẹn của cấu trúc lên hàng đầu.
Nhóm khảo cổ cũng tin rằng các căn phòng vừa được phát hiện có thể là những phòng chứa đồ, nơi có các cổ vật hứa hẹn cung cấp thêm nhiều chi tiết về triều đại Sahure.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
