"Cá mập Godzilla" 300 triệu năm tuổi được xác định là loài mới

Một họ hàng cá mập 300 triệu năm tuổi, có biệt danh là cá mập Godzilla cuối cùng đã nhận được tên riêng sau khi được phân loại là một loài riêng biệt.

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy bộ xương hóa thạch dài 2m hoàn chỉnh và được bảo quản tốt bất thường của loài cá mập cổ đại nay tại một địa điểm ở dãy núi Manzano gần Albuquerque, New Mexico. Các đặc điểm nổi bật của bộ xương bao gồm 12 hàng răng đặt trong bộ hàm khỏe khoắn, mạnh mẽ và một cặp gai vây dài 0,8 m trên lưng.

Nó được đặt biệt danh là cá mập Godzilla vì kích thước của nó - bộ xương là hóa thạch lớn nhất của loại này từng được phát hiện trong khu vực - và bản chất bò sát có gai trên lưng nó, John-Paul Hodnett, người đầu tiên khai quật hóa thạch và dẫn đầu nghiên cứu mới, cho biết.


Cá mập Godzila được mô phỏng minh họa theo loài cá mập được phát hiện năm 2013.

Loài cá mập này hiện đã được đặt tên chính thức là cá mập rồng Hoffman (Dracopristis hoffmanorum), theo tên một gia đình sở hữu vùng đất nơi bộ xương được tìm thấy, và như một sự tôn trọng vẻ ngoài quái dị, giống loài bò sát của nó.

Hodnett cho biết: “Rất hiếm khi tìm thấy vật liệu làm xương của cá mập cổ đại, chưa nói đến một bộ xương hoàn chỉnh còn lưu giữ đường nét cơ thể và các ấn tượng mô mềm khác. Đó là một loài mới cũng rất tuyệt vời và độc đáo".

Họ hàng cổ xưa

Cá mập rồng Hoffman thuộc về một nhóm cá mập cổ đại bí ẩn được biết đến với tên gọi Ctenacanths tách ra từ cá mập và cá đuối hiện đại vào khoảng 390 triệu năm trước trong Kỷ Devon.

Bộ xương được bảo quản một cách tinh xảo đã giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về nó.

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Ctenacanth và cá mập hiện đại là bộ hàm của chúng. Hodnett nói: “Hàm của Ctenacanths lớn hơn, gắn chặt hơn vào hộp sọ, khiến chúng kém linh hoạt hơn”.

Những chiếc hàm cố định này có thể có nghĩa là Ctenacanths không phải là động vật ăn thịt như cá mập hiện đại. Thay vào đó, hóa thạch mới cho thấy chúng có thể đã chiếm một vị trí sinh thái khác.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm thêm các hóa thạch Ctenacanth trong khu vực để tìm hiểu thêm về các đặc điểm lịch sử cuộc đời của chúng, các đặc điểm tiến hóa như tuổi thọ, tốc độ tăng trưởng, tuổi trưởng thành sinh sản và sản lượng sinh sản.

Đồng tác giả Eileen Grogan, nhà sinh vật học tại Đại học Saint Joseph ở Philadelphia, Mỹ cho biết: “Chúng tôi không thể tái tạo lại một cách đáng tin cậy các đặc điểm lịch sử cuộc đời của một loài chỉ dựa trên một mẫu vật. Sự hiểu biết toàn diện hơn về các đặc điểm lịch sử sự sống đòi hỏi phải lấy mẫu nhiều hơn ở các kích thước, giới tính và môi trường mà sinh vật tồn tại".

Nghiên cứu này đã được công bố trực tuyến ngày 15/4 trên tờ NMMNHS Bulletin.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News