Các đập thủy điện đang xả ra quá nhiều khí thải?

Từng có thời, thủy điện là lựa chọn hàng đầu và ưu việt hơn hẳn nhiệt điện và các dạng điện năng khác vì chi phí rẻ, hiệu năng cao và... thân thiện với môi trường.

Theo Engadget, hóa ra chúng ta chẳng thể tin cậy vào các đập thủy điện như nguồn lực của hy vọng và tương lai nữa. Các nhà khoa học đã nhận thấy công nghệ sử dụng cho các đập thủy điện đang gây hậu quả nghiêm trọng đến khí hậu hơn những gì chúng ta được biết. Một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng khí metan thải ra từ đập thủy điện cao hơn 25% so với ngưỡng cho phép, và chiếm đến 1,3% trong tổng số tất cả lượng khí thải từ con người.

Các đập thủy điện đang xả ra quá nhiều khí thải?
Nguồn nước dự trữ trong các hồ thủy điện mới là nguyên nhân chính.

Nguồn khí thải metan

Bản thân con đập không phải vấn đề, nguồn nước dự trữ trong các hồ thủy điện mới là nguyên nhân chính. Các hồ thủy điện này rất rộng và sâu, hiếm oxy nhưng nhiều tảo và vi khuẩn dưới đáy. Khí metan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có oxy. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua-bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí metan trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài. Hiện tượng này cũng giống như khi khui chai sô-đa, phần lớn khí metan hòa tan trong bọt nước thoát ra không khí.

Bridget Deemer - trưởng nhóm nghiên cứu, nói với tờ Guardian rằng khí metan không duy trì trong không khí lâu như cacbonic, và đó là điều tồi tệ nhất. "Trong 20 năm qua, khí metan góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu nhiều gấp 3 lần cacbonic. Nếu không có gì thay đổi, trong tương lai sẽ có nhiều đập thủy điện mọc lên khắp nơi và Trái đất sẽ lại càng nóng hơn nữa".

Điều này không có nghĩa chúng ta nên cấm việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Thay vào đó, các dự án tương lai cần xem xét cách thức để giảm thiểu sự sinh sôi của các nhóm thực vật và vi khuẩn dưới đáy hồ. Hoặc có thể thuê hàng ngàn nhân công để dọn dẹp đáy hồ mỗi tháng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

Tuyết đầu mùa năm nay ở thủ đô Nhật Bản đến sớm hơn 40 ngày so với năm ngoái. Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Tokyo có tuyết rơi vào tháng 11.

Đăng ngày: 24/11/2016
Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Một phương pháp triệt tiêu CO2 cực kì hứa hẹn vẫn đang được nghiên cứu và phát triển.

Đăng ngày: 24/11/2016
Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Nghiên cứu mới chỉ ra siêu động đất dọc theo khe nứt San Andreas ở Mỹ có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với dự đoán trước đây.

Đăng ngày: 24/11/2016
Lại động đất 6,1 độ Ricter ở Nhật Bản

Lại động đất 6,1 độ Ricter ở Nhật Bản

Hãng tin Kyodo News đưa tin động đất lại làm rung chuyển miền đông và đông bắc nước này sáng ngày 24/11.

Đăng ngày: 24/11/2016
Hiện tượng sóng triều hiếm gặp xuất hiện tại Nhật Bản

Hiện tượng sóng triều hiếm gặp xuất hiện tại Nhật Bản

Trận động đất mạnh kéo theo sóng thần ở miền Đông Nhật Bản hôm 21/11 vừa qua không gây tổn thất, thương vong đáng kể, nhưng lại khiến xuất hiện một hiện tượng thú vị hiếm gặp gọi là "sóng triều cửa sông".

Đăng ngày: 23/11/2016
Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Số liệu mới nhất từ nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình mọi năm, đây là một sự biến đổi bất thường và đang được quan tâm sát sao.

Đăng ngày: 23/11/2016
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News