Các loài động vật quý hiếm ở New Zealand
New Zealand là một quốc đảo với nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, như bò sát giống khủng long, chim cánh cụt Snares hay loài sâu phát sáng.
Thằn lằn Tuatara con chui ra khỏi vỏ trứng. (Ảnh: Mark MacEwen/BBC)
Theo Guardian, đây là loài có thời gian ấp trứng lâu nhất trong các loài bò sát. Trong ảnh là ổ trứng dưới lòng đất do con mẹ đào khoảng 16 tháng trước đó. Đây là thành viên duy nhất còn sống sót của một loài bò sát cổ xưa, từng phát triển mạnh mẽ trên Trái Đất vào kỷ Jura.
Chim cánh cụt Snares. (Ảnh: Mark MacEwen/BBC)
Chim cánh cụt Snares vừa đào xong một mê cung xuyên rừng tới khu vực tổ của chúng, tạo nên một cảnh tượng độc đáo, giống như một thành phố của chim cánh cụt trong một khu rừng lùn. Vào mùa sinh sản, những con chim cánh cụt phải leo lên một vách đá dựng đứng cao 130 mét trên bờ biển của quần đảo Snares, một thử thách thực sự.
Chim cánh cụt đang di chuyển trên vách đá dựng đứng. (Ảnh: Mark MacEwen/BBC)
Loài sâu phát sáng. (Ảnh: Mark MacEwen/BBC)
Đây là ấu trùng của một loài côn trùng tên là ruồi nấm. Chúng phát sáng để thu hút côn trùng bay vào bẫy dính.
Vẹt Kea. (Ảnh: Tom Walker/BBC)
Kea là loài vẹt núi duy nhất trên thế giới có thể sống được trong điều kiện băng giá của dãy Alps phía Nam. Chúng được cho là đã phát triển chiến lược tìm kiếm thức ăn trong kỷ băng hà lớn cuối cùng, khi chúng phải học cách thích nghi bằng cách sử dụng năng lực tò mò khác thường của mình.
Chim kiwi. (Ảnh: Screen Grab/BBC)
Trứng chim kiwi chiếm tới 20% trọng lượng chim mẹ. Con người khi mang thai, em bé chỉ chiếm 5%. Đây là loài chim duy nhất có lỗ mũi ở phía đầu mỏ, cho phép nó phát hiện các con mồi không xương sống bên dưới lòng đất. Mang kích thước của một con gà nặng cân, nhưng thực tế kiwi gần với đà điểu hơn.
Chim rẻ quạt. (Ảnh: Tom Walker/ BBC)
Một trong những loài chim nhỏ nhất và nhanh nhẹn nhất New Zealand, có thể sống trong các môi trường độc hại và có tính ăn mòn cao nhất ở đây.
Sư tử biển New Zealand. (Ảnh: Christina Karliczek/BBC)
Loài sư tử biển này là một trong những loài sư tử biển hiếm nhất và bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới. Hầu hết sư tử biển New Zealand hiện nay là hậu duệ của một con cái duy nhất được đưa trở lại đây vào năm 1993, sau 100 năm vắng bóng.
Dế weta. (Ảnh: Claire Thompson/BBC)
Loài dế này có thể phát triển chiều dài lên tới 3,6 cm. Chiến lược chạy trốn động vật săn mồi của nó rất hiệu quả. Nó có thể nhảy xuống nước và nhịn thở trong vòng 5 phút, đủ thời gian để kẻ săn mồi bỏ đi. Dế weta khổng lồ là loài côn trùng nặng nhất thế giới, một đặc trưng tiền sử ở New Zealand, nó có thể đạt tới trọng lượng của một con chim nhỏ.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
