Các nhà khoa học chuẩn bị tái khởi động máy gia tốc hạt lớn

Tái khởi động máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider -LHC) trong tuần này sau khi phải tạm ngừng một thời gian do dịch COVID-19.

Các nhà khoa học chuẩn bị tái khởi động máy gia tốc hạt lớn
Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider -LHC). (Ảnh: newzflash.in).

Việc tái khởi động LHC là một quy trình phức tạp và các nhà nghiên cứu tại CERN đang nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ này nhằm mở đường cho hoạt động nghiên cứu vật chất tối.

Theo ông Rende Steerenberg, phụ trách phòng điều khiển tại CERN, việc đưa LHC hoạt động trở lại không đơn thuần là nhấn nút công tắc. Ông Steerenberg nhấn mạnh LHC phải hoạt động như một "dàn giao hưởng" và để tia bức xạ bao quanh, tất cả các nam châm đều phải hoạt động đúng chức năng vào đúng thời điểm.

LHC là máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới do CERN xây dựng. LHC được chứa trong một đường hầm có chu vi 27 km, ở độ sâu 175 m so với mặt đất, tại khu vực gần Geneva, Thụy Sĩ. Tại đây sẽ diễn ra các thí nghiệm va chạm trực diện giữa các hạt proton.

Các vụ va chạm hạt của LHC quan sát được tại CERN trong khoảng thời gian từ 2010-2013 đã mang lại bằng chứng về sự tồn tại của hạt phân tử Higgs, hay còn gọi là "hạt của Chúa", vốn được cho là có vai trò quan trọng trong việc hình thành vũ trụ sau khi xảy ra vụ nổ Bing Bang cách đây 13,7 tỷ năm.

Các nhà vật lý học hy vọng rằng việc tái thiết lập các vụ va chạm hạt sẽ giúp họ giải mã nguồn gốc của vất chất, trong đó có vật chất tối. Vật chất tối được cho là phổ biến gấp 5 lần so với vật chất thông thường nhưng không hấp thụ, phản xạ hay phát ánh sáng.

Theo ông Steerenberg, các nhà khoa học sẽ gia tăng số lượng các vụ va chạm, qua đó có thể có những phát hiện mới. Ông cho biết thêm LHC có kế hoạch hoạt động cho đến khi thực hiện lần ngừng hoạt động tiếp theo từ năm 2025-2027.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầu thang uốn lượn giống đường tàu lượn siêu tốc

Cầu thang uốn lượn giống đường tàu lượn siêu tốc

Công trình bậc thang “SpaceWalk” bao gồm nhiều vòng xoắn ở cách xa mặt đất, có thể gợi cảm giác như đang đi giữa không gian.

Đăng ngày: 19/04/2022
Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

Sau khi hoàn thành, Thiên Cung sẽ trở thành trạm vũ trụ do một quốc gia sở hữu đầu tiên trong lịch sử.

Đăng ngày: 18/04/2022
Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải

Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải

Hầm đường sắt Brenner dài 55 km chạy qua dãy Alps sẽ hoàn thành vào năm 2028, cho phép các đoàn tàu chạy qua ở tốc độ 200 km/h.

Đăng ngày: 13/04/2022
Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Trung Quốc hôm 1/4 thống kê những con số ấn tượng về nhà máy thủy điện Liujiaxia ở tây bắc nước này sau hơn nửa thế kỷ hoạt động.

Đăng ngày: 04/04/2022
Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Để xây dựng toàn bộ đập đất đá của siêu thủy điện Lưỡng Hà Khẩu, cần tiêu tốn 20.000 tấn thuốc nổ, tương đương với một quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Đăng ngày: 23/03/2022
Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Các nhà khoa học dự kiến lắp đặt kính viễn vọng Einstein ở khu vực giữa Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức) để đo sóng hấp dẫn.

Đăng ngày: 22/03/2022
Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số

Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số

Ngày càng nhiều trung tâm siêu máy tính mọc lên ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, tạo nền tảng để Trung Quốc đẩy mạnh kinh tế số.

Đăng ngày: 16/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News